Quảng Bình là vùng hẹp nhất của Việt Nam, Quảng Bình chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam nhưng với tần suất cao hơn, mức độ ác liệt hơn như bão, Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), lũ lụt, lũ quét, sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn hán, cát bay lấp, rét đậm, rét hại, lốc tố, xâm nhập mặn, triều cường,... trong đó nhiều nhất là bão, lũ lụt, lốc xoáy, sạt lở bờ sông, bờ biển, cát bay lấp. Hàng năm, thường hứng chịu những đợt mưa bão lớn. Tuy nhiên do địa hình, các trận lũ thường gây hại nghiệm trọng đối với các khu vực miền núi và trung du, đặc biệt là lũ quét. Nguyên nhân gây những trận lụt, lũ quét do điều kiện địa hình, phía tây là sườn tây núi Trường Sơn thường mưa rất lớn khi có bão đổ bộ vào khu vực Miền Trung. Thời gian tập trung lũ ngắn, độ dốc lưu vực lớn và nhiều rừng đầu nguồn bị chặt phá không theo qui hoạch là những nguyên nhân quan trong gây ra những trận lũ và lũ quét lớn.
Từ năm 1989 đến nay Quảng Bình phải gánh chịu nhiều thiệt hại về người và tài sản do các cơn bão và lũ lụt gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội và ổn định cuộc sống dân cư trên địa bàn toàn tỉnh. Từ năm 1999 đến nay, thống kê trên toàn tỉnh về mức độ thiệt hại lớn nhất do bão lũ tại các huyện được xếp theo thứ tự như sau: Huyện Lệ thủy, Quảng Ninh, Quảng Trạch, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa, TP Đồng Hới. Tuy nhiên trong vòng hai năm lại đây thì huyện chịu nhiều thiệt hại nhất là các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa do bị lũ quét, xói lở bờ sông.
Mùa bão ở Quảng Bình diễn ra từ tháng 7 đến tháng 11, trong đó từ tháng 9-10 nhiều bão nhất. Theo số liệu thống kê từ 1989 đến năm 2008 có 13 cơn bão đổ bộ trực tiếp vào Quảng Bình, bình quân 0,7 cơn bão/năm ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Bình, có năm không có bão, nhưng lại có năm liên tiếp 2-3 cơn bão đổ bộ trực tiếp. Ảnh hưởng nặng nề nhất là bão gây ra gió xoáy giật kèm theo mưa to dài ngày (2-5 ngày) gây ra lũ lụt nghiêm trọng. Tỷ lệ mưa do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra chiếm tới 40-50% tổng lượng mưa trong các tháng 9-11. Lượng mưa do một cơn bão gây ra khoảng 300-600 mm. Thống kê 10 năm trở lại đây (1999-2008), trên địa bàn tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp của 8 cơn bão và 36 đợt áp thấp nhiệt đới (trung bình 04 cơn/1 năm) làm ngưng trệ các hoạt động xã hội, gây nhiều thiệt hại đến con người, tài sản của nhân dân và Nhà nước. Xu hướng những năm gần đây bão càng ngày càng gia tăng về số lượng và cường độ, càng ngày mức độ càng khốc liệt và khó lường.
Bảng 1. Thiệt hại lưu vực sông Gianh từ năm 1997 – 2006
Hạng mục |
1997 |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người chết |
11 |
10 |
21 |
4 |
6 |
0 |
2 |
1 |
13 |
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích lúa bị ngập |
6 |
8 |
14 |
7 |
5 |
0.8 |
0.6 |
13 |
5 |
9 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thiệt hại (tỷ đồng) |
22 |
20 |
263 |
5 |
12 |
4 |
5 |
38 |
80 |
132 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Nguồn: Báo cáo Đánh giá môi trường - Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam WB5, CPO)