- Trang chủ
- Dự án FIRST
- BKTT_VN
- Dự báo nội mùa và dự báo mùa
- Đề tài QG.22.81
- Dự án 11-P04-VIE
- Giới thiệu DA 11-P04-VIE
- Báo cáo tổng kết dự án
- Hệ thống TTNBTG (PIS)
- Kết quả và tài liệu
- Các công trình công bố
- Dự báo thời tiết
- Ảnh thực địa và tài liệu khác
- Tin tức và sự kiện
- Tin mới
- Tạp chí JS_EES
- Kiến thức về Biến đổi Khí hậu
- Các thành viên tham gia Dự án
- Thông tin Nội bộ
- Liên hệ
- Dành cho Sinh viên
Số người đang truy cập
Hiện tại có 1722 người đang truy cập, trong đó có 0 thành viên.Tổng số truy cập 2004020
Hướng dẫn Phản biện - Tạp chí JS_EES
TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Chuyên san “Các khoa học Trái đất và Môi trường” (JS-EES)
QUY trình xử lý
HƯỚNG DẪN VIẾT NHẬN XÉT PHẢN BIỆN BÀI BÁO KHOA HỌC
Phản biện bài báo khoa học của JS-EES là phản biện kín (người phản biện không được biết thông tin về tác giả bài báo). Quá trình phản biện có thể được thực hiện qua nhiều vòng, nhưng tối đa không vượt quá 3 vòng như sẽ mô tả dưới đây. Mỗi bản thảo bài báo sẽ được phân công cho một thành viên Ban Biên tập (TVBBT) phụ trách. TVBBT sẽ mời các phản biện. Do hệ thống website hiện tại của Tạp chí chưa được thuận tiện nên quá trình tương tác giữa TVBBT với các phản biện và với tác giả phải thông qua Thư ký Hành chính của Tạp chí (Hình 1).
Hình 1. Tương tác giữa TVBBT, người phản biện và tác giả
Quá trình phản biện:
Vòng 1: Người phản biện (NPB) đọc kỹ và cho những nhận xét, đánh giá về ưu, nhược điểm của bản thảo bài báo. Sau đó nêu các câu hỏi, chỉ ra những điểm cần phải làm rõ, cần phải chỉnh sửa của bản thảo bài báo mà tác giả bài báo sẽ phải giải trình, chỉnh sửa. Nếu bản thảo bài báo không đạt yêu cầu, NPB sẽ đưa ra kết luận “Từ chối đăng” (Reject) dựa trên những nhận xét đã nêu. Nếu bản thảo bài báo có tiềm năng để đăng, NPB cũng cần đưa ra kết luận “Chỉnh sửa lớn” (Major Revision) hoặc “Chỉnh sửa nhỏ” (Minor Revision). Nếu bài báo đã đáp ứng yêu cầu, NPB có thể kết luận “Chấp nhận đăng” (Accept), hoặc “Chấp nhận đăng với những chỉnh sửa nhỏ” (Conditional Accept).
Vòng 2: Nếu kết luận của NPB ở vòng 1 là “Chỉnh sửa lớn” hoặc “Chỉnh sửa nhỏ”, các ý kiến của NPB sẽ được phản hồi lại để tác giả tiến hành chỉnh sửa. Sau khi nhận được bản thảo chỉnh sửa kèm theo bản giải trình của tác giả, NPB tiếp tục xem xét đánh giá dựa trên bản thảo và bản giải trình. Nếu việc chỉnh sửa, giải trình của tác giả vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng bài báo, NPB có thể đưa ra kết luận “Từ chối đăng”. Nếu bản thảo bài báo vẫn có tiềm năng để đăng nhưng còn những điểm cần chỉnh sửa, NPB cần đưa ra kết luận tiếp tục “Chỉnh sửa lớn” hoặc “Chỉnh sửa nhỏ”. Nếu bản thảo đã đáp ứng yêu cầu thì NPB có thể kết luận “Chấp nhận đăng”.
Vòng 3: Tiếp tục lặp lại quá trình như vòng 2, nhưng nếu bản thảo bài báo vẫn tồn tại những điểm cần “Chỉnh sửa lớn” thì NPB có thể kết luận “Từ chối đăng”, tác giả sẽ không có cơ hội chỉnh sửa nữa. Nếu bản thảo bài báo vẫn còn những điểm cần “Chỉnh sửa nhỏ”, NPB có thể kết luận “Chấp nhận đăng với những chỉnh sửa nhỏ”. Nếu bản thảo đã đáp ứng yêu cầu thì NPB có thể kết luận “Chấp nhận đăng”.
Gợi ý phản biện bản thảo bài báo:
NPB có thể viết bản phản biện của mình theo những nội dung sau (Download file đính kèm), mà không cần theo mẫu quy định nào cả. Những vấn đề mà Tạp chí đề nghị NPB làm rõ trong bản phản biện của mình bao gồm (nhưng không nhất thiết chỉ có vậy):
1) Bài báo nhằm giải quyết vấn đề gì (Câu hỏi nghiên cứu chính của bài báo)? Các vấn đề đó có quan trọng, cần thiết và thú vị không?
2) Tính mới của bài báo là gì? Nội dung bài báo có đóng góp, bổ sung gì vào lĩnh vực mà bài báo đề cập so với các công trình khác đã công bố?
3) Văn phong, ngôn ngữ thể hiện của bài báo có rõ ràng, dễ hiểu không? Nếu là tiếng Anh thì đã đáp ứng được yêu cầu chưa?
4) Các kết luận của bài báo có nhất quán với kết quả nhận được và những thảo luận, bình luận đã trình bày? Bài báo có giải quyết được câu hỏi nghiên cứu chính đã nêu không?
5) Trong trường hợp những kết quả của bài báo được cho là không đồng thuận về mặt khoa học với các quan điểm hiện tại thì những kết quả đó đã đủ thuyết phục chưa? Nếu chưa, tác giả cần phải bổ sung, làm rõ vấn đề gì để có đủ sức thuyết phục?
6) Phần tổng quan tài liệu đã hợp lý chưa? Số liệu, tài liệu được sử dụng đã được mô tả rõ ràng, đầy đủ chưa? Trích dẫn tài liệu đã hợp lý, đầy đủ chưa? Bố cục bài báo có hợp lý không?
7) Việc phân tích kết quả, thảo luận, bình luận đã đủ sâu sắc chưa?
8) Các hình vẽ, bảng biểu có rõ ràng cả về nội dung, tiêu đề và chất lượng không? Đối với các hình vẽ chứa bản đồ Việt Nam, đã có đủ thông tin biển đảo chưa?
9) Kết luận của NPB: Chấp nhận đăng hay Từ chối đăng hay Chỉnh sửa lớn hay Chỉnh sửa nhỏ?
10)Trong trường hợp cần chỉnh sửa NPB có thể yêu cầu cụ thể, chi tiết những điểm cần chỉnh sửa, bổ sung trên cơ sở những nhận xét, đánh giá.
Gợi ý chi tiết hơn cho người viết phản biện bản thảo bài báo:
Khi đọc và viết phản biện bản thảo bài báo của Tạp chí JS_EES, người phản biện nên xem xét, đánh giá dựa trên các nội dung sau: Tiêu đề bài báo, Tóm tắt, Phần giới thiệu, tổng quan tài liệu, Thiết kế nội dung nghiên cứu và phương pháp, phương pháp luận, Tính đúng đắn, xác thực của kết quả, Phần thảo luận và kết luận, Bố cục, văn phong trình bày, Tài liệu tham khảo, và cuối cùng là nhận xét, đánh giá chung. Cụ thể:
Tiêu đề: Có phản ánh chính xác mục đích, nội dung, kết quả và thảo luận của bài báo không?
Tóm tắt: Đã phản ánh được một cách chính xác, ngắn gọn những điểm nổi bật của bài báo chưa?
Phần giới thiệu, tổng quan: Đãcung cấp đầy đủ cơsởvà lý do để thực hiện nghiên cứu chưa?
- Đã tổng quan, giới thiệu được những công trìnhnghiên cứu trước đây trong lĩnh vực này chưa?Tại sao phải thực hiện nghiên cứu này (Tầm quan trọng, sự cần thiết)? Có trùng lặp với những nghiên cứu trước đây không?
- Các tài liệu được trích dẫn và thảo luận có liên quan đến chủ đề bài báo không, và đã đủ để đặt vấn đề cho mục đích nghiên cứu của bài báo chưa?
- Cách tiếp cận được sử dụng trong nghiên cứu này có khả năng mang lại cái nhìn sâu sắc hơn hoặc độc đáo hơn so với các nghiên cứu trước đây không?
- Có nêu được câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu không?
Thiết kế nghiên cứu và phương pháp luận, phương pháp: Số liệu, tài liệu được sử dụng, phương pháp phân tích, xử lý số liệu, phương pháp tính toán để nhận được kết quả đã được mô tả rõ ràng, chi tiết chưa?
- Các nguồn số liệu, tài liệu được sử dụng? Phương pháp thu thập? Các thuộc tính của số liệu? Dung lượng mẫu?
- Phương pháp xử lý số liệu, tài liệu?
- Phương pháp tính toán?
- Phương pháp phân tích, đánh giá?
Tính đúng đắn, chính xác của kết quả: Kếtquả phân tích thống kê đã được trình bày, biểu diễn hợp lý và diễn giải chính xác chưa?
- Kết quả đã được trình bày rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, đầy đủ, chính xác và cấu trúc hợp lý chưa? Đã giải thích được những điểm đột biến trong kết quả chưa?
- Những phát hiện mới chính của nghiên cứu có được mô tả rõ ràng không? Các kết quả nhận được đã được phản ánh trong phương pháp nghiên cứu chưa?
- Các kết quả phân tích thống kê đã được kiểm nghiệm chưa? Phương pháp kiểm nghiệm? Độ tin cậy hoặc mức ý nghĩa?
- Nếu những phát hiện mới trong bài báo có sự khác biệt lớn hoặc mâu thuẫn với những nghiên cứu trước thì tập mẫu được sử dụng đã đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy chưa?
Thảo luận và kết luận: Nhữngnội dung thảo luận và kết luận của bài báo có nhất quán với mục đich, phương pháp và phân tích kết quả nhận được không?
Thảo luận:
- Những phát hiện mới của bài báo đã được mô tả rõ ràng và nhấn mạnh đúng mức chưa?
- Đã chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu của nghiên cứu chưa?
Kết luận:
- Giả thuyết nêu ra đã được chứng minh chưa?
- Các kết luận có dựa trên kết quả nghiên cứu không?
- Bài báo có gợi mở hướng nghiên cứu tiếp trong tương lai để tìm hiểu thêm về vấn đề đang được đề cập không?
Bố cục bài báo và văn phong:
- Bài báo có súc tích không? Bố cục có hợp lý không?
- Văn phong có rõ ràng, sáng sủa không? Có lỗi ngữ pháp, chính tả không?
- Số lượng hình vẽ, bảng biểu có hợp lý không?
- Có nên rút ngắn không? Có cần hoàn thiện thêm không?
Tài liệu tham khảo:
- Tài liệu tham khảo có được cập nhật không? Có được trình bày đúng quy định của Tạp chí không? Có phù hợp với nội dung bài báo không?
- Các tài liệu tham khảo có được trích dẫn đầy đủ, chính xác không? Có thừa hoặc thiếu những tài liệu nào không?
Đánh giá chung:
- Bản thảo bài báo có ý nghĩa quan trọng như thế nào? Có đóng góp mới gì? Kết quả nhận được có khách quan không?
- Bố cục và cách trình bày của bài báo có hợp lý không, có dễ hiểu không?
- Giả thuyết nghiên cứu có được chứng minh rõ ràng không?
- Phương pháp nghiên cứu có hợp lý không? Kết quả nhận được có đáng tin cậy không, có được trình bày rõ ràng không?
- Kết luận có phù hợp với kết quả nhận được không?