Chuyên mục: » Kiến thức về Biến đổi Khí hậu » Khoa học về BĐKH » Chương 5. Kịch bản BĐKH cho VN
Đăng ngày 10/9/2015 Cập nhật lúc 05:09:17 ngày 10/9/2015

Kịch bản BĐKH cho Việt Nam

CHƯƠNG 5. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO VIỆT NAM

 

Việt Nam ký kết Công ước khung của LHQ về BĐKH (UNFCCC) năm 1992 và phê chuẩn vào ngày 16 tháng 11 năm 1994.  Kể từ đó rất nhiều chương trình, dự án về BĐKH đã được phát triển, thực thi ở Việt Nam.  Đối với các kịch bản BĐKH, có thể kể đến 3 mốc quan trọng là: các kịch bản năm 1994, các kịch bản năm 1998 và các kịch bản năm 2009. Các mục dưới đây sẽ lần lượt trình bày một số nét chính của các kịch bản này.

5.1 Kịch bản biến đổi khí hậu năm 1994

Năm 1994, dựa trên kịch bản BĐKH phát triển bởi Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp của khối thịnh vượng chung Úc (CSIRO) năm 1992, các nhà khoa học tham gia dự án “Biến đổi Khí hậu ở Châu Á” tài trợ bởi Ngân hàng Phát triển Châu Á ADB đã phát triển kịch bản BĐKH đầu tiên cho Việt Nam (gọi là kịch bản BĐKH 1994) [Asian Development Bank, 1994].  Kịch bản đưa ra những dự tính thay đổi của một số yếu tố khí hậu Việt Nam thời kỳ 2010 và 2070 so với thời kỳ 1990.

Theo kịch bản này, khí hậu Việt Nam thời kỳ 2070 được dự tính có những biến đổi rõ rệt so với thời kỳ 1990:

-   Nhiệt độ sẽ tăng từ 1,2°C đến 4,5°C ở phía Bắc và từ 0,5°C đến 3,0°C ở phía Nam,

-   Lượng mưa nhìn chung sẽ tăng từ 0 đến 10% trong mùa mưa và tăng hoặc giảm đến 10% trong mùa khô.  Riêng đối với Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ, lượng mưa có thể giảm tới 5% hoặc tăng tới 10% trong mùa mưa và tăng từ 0 đến 10% trong mùa khô,

-   Mực nước biển sẽ dâng trong khoảng từ 15 đến 90 cm.

Các mức thay đổi cụ thể được đưa ra trong các Bảng từ 5.1 đến 5.4.

Bảng 5.1 Nồng độ CO2 (theo đơn vị ppm)

Thời gian

Thấp

Trung bình

Cao

2010

385

400

415

2070

600

640

755

 
Bảng 5.2 Mức độ thay đổi của nhiệt độ (°C) so với thời kỳ 1990 theo kịch bản BĐKH năm 1994

Khu vực

Thời gian

Thấp

Trung bình

Cao

Phía Nam

2010

0,1

0,3

0,5

2070

0,4

1,5

3,0

Phía Bắc

2010

0,3

0,5

0,7

2070

0,2

2,5

4,5

 
Bảng 5.3 Mức độ thay đổi của lượng mưa (%) so với thời kỳ 1990 theo kịch bản BĐKH năm 1994

Khu vực

Thời gian

Mùa

Thấp

Trung bình

Cao

 ViệtNam (ngoại trừ bờ phía Đông)

2010

Mưa

0

0

0

Khô

0

0

0

2070

Mưa

0 à+5

0 à+5

0 à+10

Khô

0

-5 à+5

-10 à+10

Bờ phía Đông Việt Nam

2010

Mưa

0

0

0 à+5

Khô

0

0

0

2070

Mưa

0 à+5

0 à+10

-5 à+5

Khô

0

0 à+5

0 à+10

 
Bảng 5.4 Mực nước biển dâng (cm)

Thời gian

Thấp

Trung bình

Cao

2010

3

9

15

2070

15

45

90

 

5.2 Kịch bản biến đổi khí hậu năm 1998

Năm 1998, trong quá trình chuẩn bị Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho UNFCCC [Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2003; MONRE, 2003], Việt Nam đã xây dựng kịch bản BĐKH lần thứ hai, dựa trên kết quả nghiên cứu của CSIRO, Úc. Tương tự như các quốc gia khác trong khu vực, các kịch bản BĐKH ở Việt Nam cho 3 yếu tố khí hậu chính là: nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển dâng, và các cột mốc thời gian là giai đoạn 2010, 2020 và 2070 (Bảng 5.2).

Các kịch bản về biến đổi nhiệt độ được phân biệt theo hai nhóm khu vực:

-     Nhóm khu vực ven biển: Đồng bằng Bắc Bộ, duyên hải Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ;

-     Nhóm khu vực nội địa: Tây Bắc, Việt Bắc, Tây Nguyên

Các kịch bản về biến đổi lượng mưa thì lại được phân biệt theo hai nhóm khu vực khác là:

-     Nhóm mưa gió mùa Tây Nam: Tây Bắc, Việt Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, duyên hải Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Nam Bộ;

-     Nhóm mưa gió mùa Đông Bắc: Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ và Bắc của Nam Trung Bộ.

Các kịch bản của nhiệt độ, lượng mưa và mực nước biển dâng ở các khu vực khác nhau của Việt Nam chỉ ra rằng lượng mưa thay đổi không đáng kể, nhưng mức tăng của nhiệt độ thì thấp hơn so với kịch bản BĐKH 1994.  Theo kịch bản BĐKH 1998, đến năm 2010, 2050, 2070, nhiệt độ ở các vùng duyên hải Việt Nam sẽ lần lượt tăng 0,3; 1,1; 0,5°C trong khi ở khu vực nội địa, mức độ tăng nhanh hơn: 0,5; 1,8; 2,5°C tương ứng. Vào năm 2070 trên các khu vực mưa gió mùa Tây Nam, lượng mưa thay đổi không rõ rệt, còn trên các khu vực mưa gió mùa Đông Bắc, lượng mưa tăng lên khoảng 0-5% vào mùa khô và 0-10% vào mùa mưa. Nước biển được dự tính dâng cao 9 cm vào năm 2010; 33 cm vào năm 2050 và 45 cm vào năm 2070.

Bảng 5.5 Kịch bản biến đổi khí hậu của nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng năm 1998

Yếu tố

Khu vực

Mùa

2010

2050

2070

Thay đổi của nhiệt độ so với năm 1990 (oC)

Tây Bắc

-

0,5

1,8

2,5

Việt Bắc

-

0,5

1,8

2,5

Đồng bằng Bắc Bộ

-

0,3

1,1

1,5

Bắc Trung Bộ

-

0,3

1,1

1,5

Nam Trung Bộ

-

0,3

1,1

1,5

Tây Nguyên

-

0,5

1,8

2,5

Nam Bộ

-

0,3

1,1

1,5

Thay đổi của lượng mưa so với năm 1990 (%)

Tây Bắc

Mưa

0

0 – 5

0 – 5

Khô

0

-5 – 5

-5 – 5

Đông Bắc

Mưa

0

0 – 5

0 – 5

Khô

0

-5 – 5

-5 – 5

Đồng bằng Bắc Bộ

Mưa

0

0 – 5

0 – 5

Khô

0

-5 – 5

-5 – 5

Bắc Trung Bộ

Mưa

0

0 – 5

0 – 10

Khô

0

0 – 10

0 – 5

Nam Trung Bộ

Mưa

0

0 – 5

0 – 10

Khô

0

0 – 10

0 – 5

Tây Nguyên

Mưa

0

0 – 5

0 – 5

Khô

0

-5 – 5

-5 – 5

Nam Bộ

Mưa

0

0 – 5

0 – 5

Khô

0

-5 – 5

-5 – 5

Thay đổi của mực biển so với năm 1990 (cm)

Toàn dải bờ biển

9

33

45

 

5.3 Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam năm 2009

Việc đánh giá mức độ BĐKH, xây dựng các kịch bản BĐKH và nước biển dâng là một nhiệm vụ nằm trong Chương trình giai đoạn 2009-2015. Tháng 9 năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đãchính thức công bố Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam [Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009]. Việc công bố kịch bản BĐKHvà nước biển dâng tạo cơ sở để các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với BĐKHvà tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về lĩnh vực này.

Tháng 9 năm 2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đãchính thức công bố Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam

Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam bao gồm:

1) Mức độ tin cậy của kịch bản BĐKH toàn cầu;

2) Độ chi tiết của kịch bản BĐKH;

3) Tính kế thừa;

4) Tính thời sự của kịch bản;

5) Tính phù hợp địa phương;

6) Tính đầy đủ của các kịch bản; và

7) Khả năng chủ động cập nhật.

Trên cơ sở phân tích các tiêu chí nêu trên, kết quả tính toán bằng phương pháp tổ hợp (MAGICC/SCENGEN 5.3) và phương pháp hạ thấp qui mô thống kê đã được lựa chọn để xây dựng kịch bản BĐKH, nước biển dâng trong thế kỷ 21 cho Việt Nam.

Các kịch bản phát thải KNK được chọn để tính toán xây dựng kịch bản BĐKH cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản A2).

Các kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho bảy vùng khí hậu của Việt Nam: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Thời kỳ dùng làm cơ sở để so sánh là 1980-1999.

Các kịch bản BĐKH cho các vùng khí hậu của Việt Nam trong thế kỷ 21 từ công bố năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường có thể được tóm tắt như sau:

Về nhiệt độ:

-       Nhiệt độ mùa đông có thể tăng nhanh hơn so với nhiệt độ mùa hè ở tất cả các vùng khí hậu. Nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng nhanh hơn so với các vùng khí hậu phía Nam.

-       Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980-1999 khoảng từ 1,6 đến 1,9°C và ở các vùng khí hậu phía Nam tăng ít hơn, chỉ khoảng từ 1,1 đến 1,4°C (Bảng 5.6).

-       Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng lên 2,6oC ở Tây Bắc, 2,5oC ở Đông Bắc, 2,4oC ở Đồng bằng Bắc Bộ, 2,8oC ở Bắc Trung Bộ, 1,9oC ở Nam Trung Bộ, 1,6oC ở Tây Nguyên và 2,0oC ở Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 (Bảng 5.7).

Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở các vùng khí hậu phía Bắc có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 khoảng 3,1 đến 3,6oC, trong đó Tây Bắc là 3,3oC, Đông Bắc là 3,2oC, Đồng bằng Bắc Bộ là 3,1oC và Bắc Trung Bộ là 3,6oC. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm của các vùng khí hậu phía Nam là 2,4oC ở Nam Trung Bộ, 2,1oC ở Tây Nguyên và 2,6oC ở Nam Bộ (Bảng 5.8).

Bảng 5.6 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (°C) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1).

Vùng

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Tây Bắc

0,5

0,7

1,0

1,2

1,4

1,6

1,6

1,7

1,7

Đông Bắc

0,5

0,7

1,0

1,2

1,4

1,5

1,6

1,7

1,7

Đồng bằng Bắc Bộ

0,5

0,7

0,9

1,2

1,4

1,5

1,5

1,6

1,6

Bắc Trung Bộ

0,6

0,8

1,1

1,4

1,6

1,7

1,8

1,9

1,9

Nam Trung Bộ

0,4

0,6

0,7

0,9

1,0

1,2

1,2

1,2

1,2

Tây Nguyên

0,3

0,5

0,6

0,8

0,9

1,0

1,0

1,1

1,1

Nam Bộ

0,4

0,6

0,8

1,0

1,1

1,3

1,3

1,4

1,4

Bảng 5.7 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)

Vùng

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Tây Bắc

0,5

0,7

1,0

1,3

1,6

1,9

2,1

2,4

2,6

Đông Bắc

0,5

0,7

1,0

1,2

1,6

1,8

2,1

2,3

2,5

Đồng bằng Bắc Bộ

0,5

0,7

0,9

1,2

1,5

1,8

2,0

2,2

2,4

Bắc Trung Bộ

0,5

0,8

1,1

1,5

1,8

2,1

2,4

2,6

2,8

Nam Trung Bộ

0,4

0,5

0,7

0,9

1,2

1,4

1,6

1,8

1,9

Tây Nguyên

0,3

0,5

0,6

0,8

1,0

1,2

1,4

1,5

1,6

Nam Bộ

0,4

0,6

0,8

1,0

1,3

1,6

1,8

1,9

2,0

Bảng 5.8 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải cao (A2)

Vùng

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Tây Bắc

0,5

0,8

1,0

1,3

1,7

2,0

2,4

2,8

3,3

Đông Bắc

0,5

0,7

1,0

1,3

1,6

1,9

2,3

2,7

3,2

Đồng bằng Bắc Bộ

0,5

0,7

1,0

1,3

1,6

1,9

2,3

2,6

3,1

Bắc Trung Bộ

0,6

0,9

1,2

1,5

1,8

2,2

2,6

3,1

3,6

Nam Trung Bộ

0,4

0,5

0,8

1,0

1,2

1,5

1,8

2,1

2,4

Tây Nguyên

0,3

0,5

0,7

0,8

1,0

1,3

1,5

1,8

2,1

Nam Bộ

0,4

0,6

0,8

1,0

1,3

1,6

1,9

2,3

2,6

Về lượng mưa:

-       Lượng mưa mùa khô có thể giảm ở hầu hết các vùng khí hậu của nước ta, đặc biệt là các vùng khí hậu phía Nam. Lượng mưa mùa mưa và tổng lượng mưa năm có thể tăng ở tất cả các vùng khí hậu.

-       Theo kịch bản phát thải thấp (B1): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 5% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 1 - 2% ở Nam Trung Bộ, Tây N guyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999 (Bảng 5.9). Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 3-6% ở các vùng khí hậu phía Bắc và lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 7-10% so với thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 6 đến 10% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng khoảng 1% so với thời kỳ 1980-1999.

-       Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng khoảng 7 - 8% ở Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và từ 2-3% ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999 (Bảng 5.10). Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 4-7% ở Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 10% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở các vùng khí hậu phía Nam có thể giảm tới 10-15% so với thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 10 đến 15% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ tăng trên dưới 1%.

-       Theo kịch bản phát thải cao (A2): Vào cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm có thể tăng so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999, khoảng 9 - 10% ở Tây Bắc, Đông Bắc, 10% ở Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, 4 - 5% ở Nam Trung Bộ và khoảng 2% ở Tây N guyên, Nam Bộ (Bảng 5.8). Lượng mưa thời kỳ từ tháng III đến tháng V sẽ giảm từ 6-9% ở Tây Bắc, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc Bộ, khoảng 13% ở Bắc Trung Bộ, lượng mưa vào giữa mùa khô ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ có thể giảm tới 13-22% so với thời kỳ 1980-1999. Lượng mưa các tháng cao điểm của mùa mưa sẽ tăng từ 12 đến 19% ở cả bốn vùng khí hậu phía Bắc và Nam Trung Bộ, còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ chỉ vào khoảng 1-2%.

Bảng 5.9 Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1).

Vùng

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Tây Bắc

1,4

2,1

3,0

3,6

4,1

4,4

4,6

4,8

4,8

Đông Bắc

1,4

2,1

3,0

3,6

4,1

4,5

4,7

4,8

4,8

Đồng bằng Bắc Bộ

1,6

2,3

3,2

3,9

4,5

4,8

5,1

5,2

5,2

Bắc Trung Bộ

1,5

2,2

3,1

3,8

4,3

4,7

4,9

5,0

5,0

Nam Trung Bộ

0,7

1,0

1,3

1,6

1,8

2,0

2,1

2,2

2,2

Tây Nguyên

0,3

0,4

0,5

0,7

0,7

0,9

0,9

1,0

1,0

Nam Bộ

0,3

0,4

0,6

0,7

0,8

0,9

1,0

1,0

1,0

Bảng 5.10 Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2.)

Vùng

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Tây Bắc

1,4

2,1

3,0

3,8

4,6

5,4

6,1

6,7

7,4

Đông Bắc

1,4

2,1

3,0

3,8

4,7

5,4

6,1

6,8

7,3

Đồng bằng Bắc Bộ

1,6

2,3

3,2

4,1

5,0

5,9

6,6

7,3

7,9

Bắc Trung Bộ

1,5

2,2

3,1

4,0

4,9

5,7

6,4

7,1

7,7

Nam Trung Bộ

0,7

1,0

1,3

1,7

2,1

2,4

2,7

3,0

3,2

Tây Nguyên

0,3

0,4

0,5

0,7

0,9

1,0

1,2

1,3

1,4

Nam Bộ

0,3

0,4

0,6

0,8

1,0

1,1

1,2

1,4

1,5

Bảng 5.11 Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải cao (A2).

Vùng

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Tây Bắc

1,6

2,1

2,8

3,7

4,5

5,6

6,8

8,0

9,3

Đông Bắc

1,7

2,2

2,8

2,8

4,6

5,7

6,8

8,0

9,3

Đồng bằng Bắc Bộ

1,6

2,3

3,0

3,8

5,0

6,1

7,4

8,7

10,1

Bắc Trung Bộ

1,8

2,3

3,0

3,7

4,8

5,9

7,1

8,4

9,7

Nam Trung Bộ

0,7

1,0

1,2

1,7

2,1

2,5

3,0

3,6

4,1

Tây Nguyên

0,3

0,4

0,5

0,7

0,9

1,1

1,3

1,5

1,8

Nam Bộ

0,3

0,4

0,6

0,7

1,0

1,2

1,4

1,6

1,9

Kịch bản nước biển dâng:

Các kịch bản nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo kịch bản phát thải thấp nhất (B1), kịch bản phát thải trung bình (B2) và kịch bản phát thải cao nhất (A1FI). Kết quả tính toán theo các kịch bản cho thấy vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm từ 65 đến 100cm so với thời kỳ 1980-1999 (Bảng 5.12).

Bảng 5.12 Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980-1999

Kịch bản

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

2020

2030

2040

2050

2060

2070

2080

2090

2100

Thấp (B1)

11

17

23

28

35

42

50

57

65

Trung bình (B2)

12

17

23

30

37

46

54

64

75

Cao (A1FI)

12

17

24

33

44

57

71

86

100

Dựa trên các kịch bản nước biển dâng, bản đồ ngập lụt đã được xây dựng, bước đầu là cho khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long dựa trên các bản đồ địa hình tỷ lệ 1/2000 và 1/5000 đối với khu vực Thành phố Hồ Chí Minh; tỷ lệ 1/5000 và mô hình số độ cao độ phân giải 5×5m đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Mực nước biển bình quân của khu vực được tính toán dựa trên số liệu mực nước triều thực đo tại Vũng Tàu (giai đoạn 1979-2007). Trong tính toán chưa xét đến các yếu tố tác động của sóng, thủy triều, nước dâng do bão, lũ và các cơ chế thuỷ động lực khác.

Như vậy,các kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam đã được xây dựng theo các kịch bản phát thải KNK khác nhau là: thấp, trung bình và cao. Kịch bản công bố năm 2009 đã nhận xét rằng “với cơ cấu kinh tế không đồng nhất giữa các khu vực trên thế giới như hiện nay, cộng với nhận thức rất khác nhau về BĐKH và quan điểm còn rất khác nhau giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, đàm phán quốc tế về BĐKH nhằm ổn định nồng độ KNK, hạn chế mức độ gia tăng nhiệt độ ở mức dưới 2oC gặp rất nhiều trở ngại, kịch bản phát thải thấp (B1) có rất ít khả năng trở thành hiện thực trong thế kỷ 21”.  Tuy nhiên, cũng cần thừa nhận rằng nhân loại cũng đang rất nỗ lực trong phát triển công nghệ thân thiện với môi trường, liên kết chống lại BĐKH, đo đó có thể hy vọng rằng những kịch bản phát thải cao (mô tả một thế giới không đồng nhất ở quy mô toàn cầu, có tốc độ tăng dân số rất cao, chậm đổi mới công nghệ  hoặc sử dụng tối đa năng lượng hóa thạch) sẽ có rất ít khả năng xảy ra. Vì thế, kịch bản BĐKH, nước biển dâng đối với Việt Nam được Bộ Tài nguyên và Môi trường khuyến nghị sử dụng trong thời điểm hiện nay là kịch bản ứng với mức phát thải trung bình.

Theo lộ trình cập nhật đã được xác định rõ trong Chương trình Mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH [Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008], việc cập nhật các kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam sẽ tiếp tục được thực hiện. Các kết quả của lần cập nhật thứ nhất (2011) sắp được công bố (so với thời điểm tháng 9 năm 2011). Đến năm 2015, các kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đặc biệt là nước biển dâng sẽ tiếp tục được cập nhật.

(GS. TS. Phan Văn Tân)