Chuyên mục: » Kiến thức về Biến đổi Khí hậu » Thích ứng và giảm thiểu » Chương 4. PP và Công cụ

CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ

4.1 Đánh giá khả năng thích ứng

4.1.1 Quan hệ giữa tính dễ tổn thương và khả năng thích ứng

Khả năng thích ứng là khả năng hoặc tiềm năng của hệ thống có thể ứng phó với các thay đổi,  biến đổi khí hậu bao gồm cả khả năng điều chỉnh hành vi, công nghệ và nguồn lực. Khả năng thích ứng là điều kiện cần cho việc xây dựng thực hiện chiến lược thích ứng (Brooks and Adger, 2005 trích dẫn bởi IPCC, 2010).

Khả năng thích ứng cũng giúp các ngành và các cơ quan tận dụng được các cơ hội hoặc các mặt lợi do biến đổi khí hậu đem lại. Phần lớn các quan niệm về khả năng thích ứng đều liên quan đến quá trình đánh giá tính dễ tổn thương. Ngay cả khi các chỉ số của tính dễ tổn thương không bao hàm khả năng thích ứng thì ta vẫn nhận thấy hàng loạt các dấu hiện liên quan đến việc khích lệ hoặc các hạn chế khả năng thích ứng (Eriksen and Kelly, 2007 theo trích dẫn của IPCC 2010). Một cách tóm tắt, quan hệ giữa khả năng thích ứng và tính dễ bị tổn thương là quan hệ đảo. Cụ thể, nếu khả năng thích ứng của hệ thống cao thí tính dễ bị tổn thương của hệ thống sẽ thấp đi. Co thể xem mối quan hệ này trong phương trình đánh giá tính dễ bị tổn thương của IPCC: Tính dễ bị tổn thương = f(Độ phơi nhiễm, Độ nhạy cảm, Khả năng thích ứng).

4.1.2 Các đặc điểm của Khả năng thích ứng

Khả năng thích ứng có thể được phân thành hai nhóm theo cách tác động của biến đổi khí hậu: Nhóm chung bao gồm các vấn đề liên quan đến giáo dục, thu nhập, sức khỏe và nhóm đặc thù liên quan đến thể chế, tri thức và công nghệ.

Khả năng thích ứng là không đồng nhất trong một xã hội. Nhiều nghiên cứu cho thấy vốn con người và vốn xã hội là hai yếu tố quyết định khả năng thích ứng không kém các yếu tố khác như thu nhập và trình độ công nghệ. Tuy nhiên hai lọai vốn nó trên lại rất không đồng đều đối với các tầng lớp khác nhau trong xã hội.

Khả năng thích ứng cũng không đồng đều và có sự phân dị rất cao trên quy mô toàn cầu (Eriksen and Kelly, 2007 and Haddad, 2005).

4.2 Các giải pháp thích ứng (Bộ Tài nguyên và Môi trường 2011)

Theo Bộ tài nguyên và Môi trường, các giải pháp thích ứng được phân chia theo phương thức thực hiện. Cụ thể:

·     Các giải pháp tăng cường năng lực bao gồm: 1) Nâng cao nhận thức, 2) Nâng cao năng lực xã hội, 3) Nâng cao năng lực thể chế.

·     Các giải pháp mang tính điều chỉnh bao gồm: 1) Can thiệp hoặc điều chỉnh kế hoạch chính sách đang thực hiện.

·     Các giải pháp công nghệ bao gồm việc đưa ra áp dụng các công nghệ, kỹ thuật và năng lượng (mới và sạch).

·     Các giải pháp về cơ chế chính sách

·     Các giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng

·     Các giải pháp sinh thái

·     Các giải pháp kinh tế

4.3 Đánh giá Chi phí Lợi ích cho thích ứng với biến đổi khí hậu

4.3.1 Định hướng

Đánh giá Chi phí-Lợi ích (CPLI) là một trong các công cụ để thích ứng với biến đổi khí hậu. Vấn đề này được khởi thảo trong một công trình của Callaway công bố năm 1999 về Khung đánh giá CPLI phục vụ thích ứng với biến đổi khí hậu. Có nhiều ý kiến đánh giá và đóng góp nâng cao tính ứng dụng cho quan điểm của Callaway (Darwin et Al. 1995, Winters et al. 1998, Smith and Hitz. 2002). Trên cơ sở đó các tác giả cho rằng có thể và cần:

·   Phối hợp các kiểu thích ứng, điều chỉnh hành vi, điều chỉnh từng phần hay toàn bộ sự cân bằng chi phí và đầu tư cho hạ tầng trong một khuôn khổ hành động thống nhất bao hàm cả thích ứng tự phát lẫn thích ứng có chiến lược.

·   Liên kết thích ứng với biến động và biến đổi khí hậu.

·   Triển khai các hành động thích ứng trong một khuôn khổ có tính tổng thể không chỉ nhằm vào hiệu quả kinh tế mà còn được sử dụng trong đánh giá phúc lợi xã hội.

·   Triển khai khung mô hình trên quy mô quốc gia

4.3.2 Định nghĩa

Người ta thống nhất là đưa ra một số định nghĩa cơ bản liên quan đến đánh giá CPLI (Fankhauser. 1997) để làm sáng tỏ các lợi ích và chi phí khác nhau liên quan đến thích ứng với biến dổi khí hậu. Đó là:

·       Thiệt hại do biến đổi khí hậu (Climate Change Damages CCD) là chi phí nét cho xã hội do biến đổi khí hậu gây ra nếu không có hoạt động thích ứng.

·       Lợi ích thu được do thích ứng (Adaptation Benefits AB) là giá trị của những thiệt hại tránh được.

·       Chi phí cho thích ứng (Adaptation Costs AC) là giá trị của các nguồn lực mà xã hội đen ra sử dụng để thích ứng với biến đổi khí hậu.

·       Lợi ích ròng thu được do thích ứng (Net Adaptation Benefits NAB) là hiệu số của lợi ích thu được do thích và chi phí cho thích ứng (AB - AC).

·       Chi phí bắt buộc cho biến đổi khí hậu (Imposed Cost of Climate Change ICCC) là chi phí ròng mà xã hội phải trả nếu hoạt động thích ứng với đổi khí hậu được triển khai. Giá trị này là hiệu số của các thiệt hại do biến đổi khí hậu và giá trị lợi ích ròng do thích ứng mang lại(CCD – NAB)

4.3.3 Khung lý thuyết của thích ứng

Khung thích ứng với biến đổi khí hậu trình bày trong phần này của cuốn sách là khung ý tưởng (conceptual framework) do Callaway (Callaway. 1999) phát triển từ công trình của Fankhauser (1997) để đánh giá CPLI của hoạt động thích ứng. Khung ý tưởng này xét cả các hoạt động thích ứng của từng cá nhân (thích ứng tự phát, ngắn hạn), của tập thể hoặc chiến lược thích ứng của quốc gia và quan hệ giữa các loại hình thích ứng này với nhau. Smith and Hitz (2002) cho rằng trên thực tế tồn tại các hình thức điều chỉnh để thích ứng với biến đổi khí hậu: 1) Điều chỉnh tự phát với hành vi ngắn hạn của các cá nhân, các hãng, 2) Điều chỉnh thị trường để thích ứng với các biến đổi khí hậu có tác động gián tiếp đến hành vi cá nhân và hành vi của tổ chức, 3) Kết hợp cả hai phương thức tự phát và phương thức chiến lược trong điều chỉnh dài hạn các vấn đề về hạ tầng, công nghệ và về chính sách.

Một mặt, các cá nhân, tập thể hoặc tổ chức có thể có hoạt động thích ứng khi được các cơ quan cơ quan kinh tế, xã hội cung cấp cho họ các ưu đãi nào đó để tự điều chỉnh một cách tự động để ứng phó mà không cần can thiệp bằng chính sách. Mặt khác, các cá nhân, cộng đồng cũng có thể thích ứng ở mức chiến lược thông qua việc thực thi các chính sách của chính phủ về thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, trên thực tế ranh giới giữa hai loại hình thích ứng này không dễ xác định. Trong trường hợp kinh tế thị trường thì việc phân biệt cách thích ứng tự phát với thích ứng có tính chiến lược trở nên dễ dàng hơn. Khi ấy khu vực tư nhân thường thích ứng mang tính tự phát theo phương châm lợi nhuận kinh tế của họ. Trong khi đó, chính phủ lại hành động một cách có chiến lược hơn và khía cạnh kinh tế phải được xem xét cùng các khía cạnh khác của quá trình phát triển trong khi xây dựng chiến lược ứng phó.

4.3.4 Cách tính CPLI trong thích ứng với biến đổi khí hậu 

Việc tính CPLI dựa vào định nghĩa các khái niệm đã trình bày mục trên và dựa vào các kịch bản trình bày ở Bảng 4.. Nội dung trình bày ở Bảng 4.có thể được giải thích như sau:

Ô nằm ở hàng thứ nhất cột thứ nhất mô tả tính huống mà xã hội đã thích ứng với điều kiện khí hậu hiện tại C0 với hành vi thích ứng A0 cho ta cặp C0, A0. Tình huống này được xem như Trường hợp xuất phát (Base Case) dùng để tham chiếu.

Ô nằm ở hàng thứ nhất cột thứ hai mô tả tình huống mà xã hội vẫn có hành vi thích ứng với khí hậu hiện tại như thể khí hậu chưa hề biến đổi và ta sẽ có cặp C1, A0.

Ô nằm ở hàng thứ hai cột thứ nhất mô tả tình huống mà xã hội quyết định có thích ứng ngay cả khi khí hậu chưa biến đổi và ta sẽ có cặp C0, A1.

Ô nằm ở hàng thứ hai cột thứ hai là tình huống mà xã hội đã thích ứng với các thay đổi từ khí hậu C0 sang C1 với hành vi thích ứng A1 cho ta cặp C1, A1

Bảng 4.1: Các kịch bản thích ứng dùng để đánh giá CPLI (nguồn: Fankhauser 1997 do Callaway chỉnh sửa 1999)

 

Loại hình thích ứng

Khí hậu hiện tại (C0)

Khí hậu có thay đổi (C0)

Thích ứng với khí hậu hiện tại (A0)

Khí hậu hiện tại. Xã hội đã thích ứng với khí hậu hiện tại (C0, A0) – trường hợp xuất phát

Khí hậu có thay đổi. Xã hội chỉ thích ứng với khí hậu hiện tại (C1 A0)

Thích ứng với khí hậu có biến đổi (A1)

Khí hậu hiện tại. Xã hội đã thích ứng với khí hậu có thay đổi (C0, A1)

Khí hậu có thay đổi. Xã hội đã thích ứng với khí hậu có thay đổi (C1, A1)

Gọi W(C, A) là hàm biểu diễn Phúc lợi xã hội ròng đo được thì Chi phí bắt buộc cho biến đổi khí hậu (ICCC) sẽ được tính bằng hiệu số của Phúc lợi xã hội ròng với kịch bản thích ứng 4 trong bảng trên, cụ thể ta có W(C1, A1) trừ đi W(C0, A0). Tuy nhiên, đây không phải là sự so sánh chuẩn xác có thể dùng để đo CPLI trong thích ứng. Trên thực tế người ta phải so sánh chi phí và lợi ích của hành động theo kịch bản số 2 với kịch bản số 4, cụ thể sẽ có hai trạng thái:

·   Khí hậu đã biến đổi nhưng xã hội vẫn thích ứng với khí hậu hiện tại (C1, A0),

·   Khí hậu đã biến đổi và xã hội cũng thích ứng với khí hậu đã biến đổi C1, A1).

Hệ quả ta sẽ có:

·   Thiệt hại do biến đổi khí hậu (CCD) = W(C1, A0) – W(C0, A0);

·   Chí phí bắt buộc cho biến đổi khí hậu (ICCC) = W(C1, A1) – W(C0, A0);

 

·   Và Lợi ích ròng của thích ứng (NAB) = W(C1, A1) – W(C1, A0).

4.4 Hoạch định chính sách phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu

Hoạch định chính sách mang tính chất dự kiến (anticipatory) nhiều hơn là tính thực thi trước mắt và vì vậy nó cần đáp ứng hai tiêu chí: mềm dẻo và mang tính tiềm năng đối để giúp lợi ích cao hơn chi phí thích ứng theo cách tính toán mà chúng tôi trình bày ở mục trên.

Tính mềm dẻo của các chính sách xuất phát từ độ bất định của các kịch bản về biến đổi khí hậu. Mục tiêu của việc lựa chọn một chính sách mềm dẻo là cái thiện năng lực thích ứng trong các điều kiện khí hậu có tính đa dạng. Với cách tiếp cận như vậy, một chính sách có tính ổn định sẽ cho phép hệ thống tiếp tục hoạt động trong điều kiện khí hậu đa dạng. Một chính sách mang tính ứng phó sẽ cho phép hệ thống thích nưgs nhanh với các biến đổi khí hậu (IPCC 2007).

Với Chương tình mục tiêu quốc gia về thích ứng với biến đổi khí hậu Việt Nam đang tác động mạnh và nhiều khía cạnh chính sách theo cả nghĩa ổn định lẫn nghĩa ứng phó.