- Trang chủ
- Dự án FIRST
- Thông tin Nội bộ
- BKTT_VN
- Dự báo nội mùa và dự báo mùa
- Đề tài QG.22.81
- Dự án 11-P04-VIE
- Giới thiệu DA 11-P04-VIE
- Báo cáo tổng kết dự án
- Hệ thống TTNBTG (PIS)
- Kết quả và tài liệu
- Các công trình công bố
- Dự báo thời tiết
- Ảnh thực địa và tài liệu khác
- Tin tức và sự kiện
- Kiến thức về Biến đổi Khí hậu
- Khoa học về BĐKH
- Tác động và tính DBTT
- Chương 1. Tác động và đánh giá TĐ
- Chương 2. Tính dễ bị tổn thương
- Thích ứng và giảm thiểu
- Các thuật ngữ
- Các thành viên tham gia Dự án
- Liên hệ
- Dành cho Sinh viên
Số người đang truy cập
Hiện tại có 55 người đang truy cập, trong đó có 0 thành viên.Tổng số truy cập 4361133
Tính dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH
CHƯƠNG 2. TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
2.1 Khái quát chung về tính dễ bị tổn thương
2.1.1 Khái niệm và định nghĩa
Tínhdễ bịtổn thương (Vulnerability)là một khái niệm khá trừu tượng, được đề cập trong rất nhiều tài liệu và chưa c thống nhất. Tính dễ bị tổn thương (TDBTT) bao hàm nhiều vấn đề, từ các biểu hiện vật lý (Mitchell, 1989; Schneider và Chen, 1980; Barth và Titus, 1984), kinh tế, xã hội và tài nguyên (Susman, O’Keefe, và Wisner 1983; Timmerman, 1981; Cannon, 1994); mối quan hệ của nơi xảy ra tai biến với hệ thống xã hội (Dow 1992; Cutter 1996, 2003),... Cụ thể, một số định nghĩa về TDBTT điển hình như sau:
· TDBTT là một đe dọa đến cộng đồng, bao gồm không chỉ cơ sở vật chất của cộng đồng đó mà còn cả đặc tính sinh thái, khả năng ứng phó với các tác động của cộng đồng vào mọi thời điểm (Gabor, 1979).
· TDBTT là mức độ ứng phó với tai biến của một hệ thống (tự nhiên - xã hội, môi trường...). Mức độ ứng phó của hệ thống đối với tai biến được coi là khả năng phục hồi (Resilience) của hệ thống (Timmerman, 1981).
· TDBTT là khả năng nguy hiểm hay hứng chịu những bất lợi của cá nhân hay một nhóm người do tác động của tai biến. Tính tổn thương phụ thuộc vào độ rủi ro và khả năng giảm thiểu tai biến của cộng đồng (Cutter, 1993).
· TDBTT là sự mất an toàn của cá nhân hay cộng đồng khi phải đối mặt với sự thay đổi của môi trường (Moser, 1996).
· TDBTT là một hàm của 2 biến của mức độ tổn thất (do tai biến) và khả năng chống chịu (Coping ability) và phục hồi (Clark, 1998).
· TDBTT là tính nhạy cảm của tài nguyên (tài nguyên tự nhiên, tài nguyên xã hội) trước những tác động tiêu cực của tai biến (NOAA, 1999).
· TDBTT là khả năng bị tổn thương của hệ thống tự nhiên – xã hội, là những đặc tính của hệ thống cho phép nó cảm nhận, ứng phó, chống đỡ và phục hồi từ những thay đổi bên ngoài tác động vào hệ thống (Kasperson, 2001).
Theo quan niệm thông thường, TDBTT thường được biểu thị thông qua cấu trúc của một hệ thống kinh tế - chính trị - xã hội hay môi trường và được tạo ra bởi 2 nhóm yếu tố là mức độ tổn thất và khả năng chống chịu. Đối với các tổ chức quốc tế, đặc biệt là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến tài nguyên - môi trường thì có những định nghĩa riêng về tính tổn thương tùy thuộc vào từng mục đích nghiên cứu và hoạt động:
· Chương trình lương thực thế giới (WFP) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) quan tâm đến tính tổn thương ở khía cạnh khủng hoảng lương thực. Do đó họ định nghĩa tính tổn thương là toàn bộ những yếu tố tác động đến con người làm cho họ mất lương thực hoặc mất an toàn thực phẩm.
· Cơ quan phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID, 1999) thì coi tính tổn thương như là một công cụ đánh giá trong Hệ thống cảnh báo sớm nạn đói nghèo (Famine Early Warning System - FEWS). Họ cho rằng mọi người đều bị tổn thương nhưng ở mức độ khác nhau phụ thuộc vào nguyên nhân, diễn thế và điều kiện.
· Liên hợp quốc (UN, 1982) phân biệt 2 khái niệm quan trọng trong định nghĩa TDBTT. Trước tiên, phân biệt TDBTT kinh tế và tính nhạy cảm (Sensitivity) sinh thái và cho rằng tổn thương kinh tế bao gồm cả các yếu tố sinh thái. Do vậy, TDBTT phản ánh tính nhạy cảm kinh tế và sinh thái đối với những sự cố hay biến động từ bên ngoài. Tiếp theo là phân biệt giữa TDBTT cấu trúc bắt nguồn từ tình hình chính trị và TBDTT bắt nguồn từ các chính sách kinh tế. Theo đó, TDBTT được coi là sự mất mát/tổn thất do các hiện tượng tự nhiên có cường độ khác nhau.
· Theo quan niệm của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa kỳ (USEPA, 2006) trong Chương trình đánh giá TDBTT vùng (Regional Vulnerability Assessment Programme) thì TDBTT của một hệ thống là mức độ tổn thất của hệ đó dưới tác động của một áp lực nào đó từ bên ngoài hay bên trong hệ thống. Ví dụ, suy thoái chất lượng nước mặt và ô nhiễm môi trường khí là căn cứ để nhận biết TDBTT của hệ môi trường.
· Uỷ ban Địa học ứng dụng Nam Thái Bình Dương (The South Pacific Applied Geo-science Commission - SOPAC, 1999) thì cho rằng tính tổn thương là khả năng ứng phó và phục hồi của hệ thống đối với các tác động của tai biến.
Liên quan đến khía cạnh BĐKH, nghiên cứu và đánh giá TDBTT đã được đề cập, thực hiện với nhiều công trình của các giả và tổ chức trên thế giới. Một số khái niệm TDBTT do BĐKH điển hình có thể kể đến như:
· TDBTT là khả năng tiềm tàng và sự ảnh hưởng của các tai biến trong từng bối cảnh cụ thể của xã hội, môi trường sống, BĐKH (RonBenioff, 1996).
· TDBTT là sự nhạy cảm của hệ thống tự nhiên hay xã hội do những thiệt hại lâu dài từ BĐKH (IPCC, 1997).
· TDBTT do BĐKH là mức độ mà hệ thống dễ bị tác động và không có khả năng chống chịu trước những tác động bất lợi (IPCC, 2007).
Như vậy, theo các định nghĩa đã có trước, thì TDBTT gồm 2 yếu tố: 1) mức độ tổn thất, suy thoái của (hệ thống) và 2) mức độ chống chịu, phục hồi, ứng phó của đối tượng bị tổn thương. Theo cách tiếp cận này, Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2007) đã định nghĩa TDBTT của tài nguyên – môi trường biển là mức độ tổn thất, suy thoái về tài nguyên – môi trường biển, mức độ chống chịu, phục hồi, ứng phó của tài nguyên – môi trường biển trước các tác động từ bên ngoài (tai biến và các hoạt động nhân sinh).
Từ những trình bày trên có thể coiTDBTT là mức độ tổn thất, suy thoái của hệ thống, mức độ chống chịu, phục hồi, ứng phó của nó trước các tác động từ bên ngoài (tai biến và các hoạt động nhân sinh).
2.1.2 Những khía cạnh trong đánh giá tính dễ bị tổn thương
Tính dễ bị tổn thương trên thế giới được nghiên cứu ở các quy mô, khía cạnh khác nhau: vùng/khu vực, hệ thống tự nhiên - xã hội, kinh tế, chính trị, môi trường, y tế... dưới các tác động và hoàn cảnh đa dạng (sự BĐKH toàn cầu, tai biến thiên nhiên và biến động môi trường, biến động giá cả hàng hóa trên thị trường, sự khan hiếm lương thực, sự thay đổi tổ chức và thể chế, thảm họa công nghệ, chiến tranh,…).
Các nghiên cứu TDBTT hiện nay đều được tiếp cận theo 3 thành phần: các mối đe dọa hay được nhận định là các yếu tố gây tổn thương; các đối tượng bị tổn thương hay độ nhạy cảm của các đối tượng trước mối đe dọa và khả năng ứng phó, phục hồi, chống chịu, thích ứng.
Các mối đe dọa có khi là từ bên ngoài như các tai biến (Hazards): động đất, sóng thần, xói lở bờ biển, ô nhiễm môi trường, tràn dầu và các tai biến liên quan đến BĐKH như bão, lũ lụt, hạn hán, dâng cao mực nước biển, nhiễm mặn…, nhưng cũng có khi là từ bên trong bị gây ra bởi các sự kiện kinh tế - xã hội.
Đối tượng bị tổn thương được nhận định là các đối tượng dễ bị bị thay đổi khi chịu tác động của các mối đe dọa. Các đối tượng bị tổn thương được đề cập, nghiên cứu như cộng đồng người, đô thị, đới ven biển, hệ sinh thái ven biển, các ngành kinh tế (du lịch, thủy sản, nông nghiệp,…).
Khả năng ứng phó/phục hồi của hệ thống là khả năng của một hệ thống cho phép nó hấp thụ và tận dụng hay thậm chí thu lợi từ những biến đổi và thay đổi tác động đến hệ thống và do đó làm cho hệ thống tồn tại mà không làm thay đổi về chất trong cấu trúc hệ thống (Hooling, 1973); là khả năng thích nghi với các hoàn cảnh đang thay đổi và do vậy đảm bảo tính an toàn của các phương thức sống (Luttrell, 2001); là khả năng của thực thể (con người, tài nguyên, các hệ sinh thái, đới ven biển,...) để chống lại, phản ứng và phục hồi lại từ những tác động của tự nhiên (SOPAC, 2004); là mặt đối lập của tổn thương, là khả năng của xã hội hoặc hệ sinh thái để thích ứng trước những thay đổi lớn hoặc bất ngờ (Adger và cộng sự, 2005; Allenby và Fink, 2005). Khả năng ứng phó/phục hồi được đánh giá qua các tiêu chí như độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, giáo dục, mức độ giàu/nghèo của cồng đồng bị tổn thương, mật độ cơ sở hạ tầng của vùng bị tổn thương, chính sách bảo vệ, bảo tồn tài nguyên - môi trường,…
2.2 Cách tiếp cận và phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương
2.2.1 Cách tiếp cận
Môi trường tự nhiên là hệ thống hỗ trợ cuộc sống cho tất cả hoạt động của con người, bởi vậy chính sách và hành động quản lý môi trường là nền tảng cho sự thành công hay thất bại của các nền kinh tế và hệ thống xã hội. Quản lý môi trường hiện nay có ở cấp cá nhân, trong các dự án và trên cả quy mô toàn cầu thông qua các hiệp định quốc tế. Quản lý môi trường theo hướng hiện đại đang nỗ lực nâng cao hành động sử dụng vào bảo vệ tài nguyên bằng cách hạn chế khai thác tự nhiên và chống suy thoái và ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, ngay cả quốc gia có chính sách tốt về môi trường, cũng có thể dễ bị tổn thương và thiệt hại do các mối đe dọa tiềm ẩn (điển hình là tác động của biến đổi khí hậu với các tai biến liên quan như bão, lũ lụt, hạn hán, dâng cao mực nước biển.
Hiện nay, trên thế giới, TDBTT đang là cách tiếp cận để đánh giá một quốc gia phát triển bền vững hay không.Phân tích TDBTT là công tác của nhiều tổ chức quốc tế và chương trình nghiên cứu liên quan tới giảm đói nghèo và phát triển bền vững của FAO; Hội chữ thập đỏ, UNDP, UNEP, WB,...
Ban đầu, TDBTT được tập trung đánh giá mức độ nguy hiểm từ các mối đe dọa tự nhiên (Burton và cộng sự, 1978; Hewitt, 1983; Blaikie và cộng sự nnk, 1994; Wisner, 1994; Cutter, 1996, 2003; NOAA, 1999). Cách tiếp cận này cũng được áp dụng cho khía cạnh an ninh lương thực (Watts và Bohle, 1993; Bohle, 1993; Bohle, Downing và Watts, 1994); cũng như trong đói nghèo và sinh kế (Chambers, 1989; Chambers và Conway, 1992), phát triển các ngành kinh tế - xã hội (Adger và Kelly 1999; Watts và Bohle, 1993); bảo tồn tài nguyên và các hệ sinh thái (Turner, 2003; Adger và cộng sự, 2005; DeyiLi và Shuwen Zhang, 2009). Các mối đe dọa từ bên ngoài được xét đến là các tai biến như lũ lụt, bão, hạn hán và động đất, sóng thần, trong đóBĐKH đã được như là yếu tố gây tổn thương. Các đối tượng bị tổn thương là con người, kinh tế và môi trường, hệ sinh thái. Các nghiên cứu đã chứng minh, khi cùng tiếp xúc với một đe dọa nhưng tác động đến mỗi nhóm kinh tế - xã hội khác nhau có mức tổn thương khác nhau. Theo hướng tiếp cận này đói nghèo, sự cách ly, xung đột, thiếu quyền lợi và nguồn tiếp tế là những yếu tố quyết định đến tính dễ bị tổn thương.
Gần đây, nghiên cứu TDBTT được chú trọng vào nhiệm vụ tăng năng lực cho các nhóm bị tổn thương, bằng công tác dự báo, ứng phó, xây dựng khả năng phục hồi và thích ứng với các thay đổi (Bankoff, 2001; Kaly và cộng sự, 2004; Adger và cộng sự, 2005; Cutter và cộng sự, 2008, 2010). TDBTT ngày càng được tiếp cận toàn diện hơn, nhiều nghiên cứu đã kết hợp sự thay đổi môi trường và rủi ro với khía cạnh kinh tế - xã hội để xác định TDBTT, khả năng ứng phó của cộng đồng, môi trường và hệ sinh thái trong sự phát triển của các khu đô thị (Pelling, M., 2003, 2006). Điển hình là tích hợp đánh giá TDBTT với các nhóm yếu tố của hệ thống sinh thái – xã hội có khả năng ứng phó để thích ứng với những thay đổi, biến động trong thời gian dài (Romieu, 2010).Thậm chí, trong các khía cạnh về phát triển bền vững, hội nhập kinh tế, TDBTT cũng được đề cập tới.
Ở Việt Nam, tiếp cận nghiên cứu TDBTT bắt đầu cuối những năm 90s, với những nghiên cứu TDBTT của hệ thống tự nhiên – xã hội do các tai biến tự nhiên (Mai Trọng Nhuận, 2000 - 2005), BĐKH và dâng cao mực nước biển (Toms, G và cộng sự, 1994-1996), môi trường thay đổi (Adger, 1999). Sau đó, cách tiếp cận đi theo hướng tổng hợp gồm cả tổn thương về tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội, con người và môi trường do các tai biến có nguồn gốc từ cả tự nhiên và hoạt động của con người. Cho đến nay, nghiên cứu TDBTT được chú trọng vào nhiệm vụ tăng năng lực của cộng đồng, tăng khả năng phục hồi/chống chịu của các hệ sinh thái qua các đánh giá hiện trạng, dự báo tổn thương của các nhóm cộng đồng, tài nguyên - môi trường, các ngành kinh tế (Mai Trọng Nhuận và cộng sự, 2006-2010; Lê Thị Thu Hiền, 2006; Nguyễn Thị Hồng Huế, 2009; Birkman, J. và cộng sự, 2010; Garschagen, M., 2011). Trên cơ sở đó, các giải pháp giảm thiểu thiệt hại tai biến và ứng phó, thích ứng với các thay đổi môi trường, đặc biệt là BĐKH với các mối đe dọa gia tăng từ bão, lũ lụt, dâng cao mực nước biển được đề xuất.
2.2.2 Phương pháp đánh giá
Do tính phức tạp, đa ngành và tổng hợp của TDBTT nên phương pháp đánh giá mà các hướng tiếp cận thường áp dụng là sử dụng bộ chỉ số gồm có các chỉ thị về mức độ nguy hiểm, tổn thất và khả năng ứng phó, phục hồi. TDBTT được định lượng trên cơ sở tổng hợp từ nhiều chỉ thị bao gồm nhiều yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường, sinh thái,… và cả các vấn đề liên quan tới thể chế trong mối quan hệ tác động qua lại.
Một số phương pháp đánh giá TDBTT tiêu biểu được biết đến như sau:
Đánh giá TDBTT kinh tế
Đánh giá TDBTT kinh tế được phát triển từ năm 1991, để phân loại sự phát triển của mỗi quốc gia, UN căn cứ theo nhóm các chỉ tiêu gồm có: tổng sản phẩm quốc nội (GDP); chỉ số tài sản con người (Human assets index - HAI) và chỉ số tổn thương kinh tế (Ecomomic Vulnerability Index - EVI). Theo hướng tiếp cận kinh tế, chỉ số EVI phản ánh mức độ rủi ro cho sự phát triển của một quốc gia bởi các tác động ngoại sinh, mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào mức độ tác động và khả năng phục hồi. Chỉ số tổn thương kinh tế (EVI) còn được áp dụng trong Khối thịnh vượng chung, Ngân hàng phát triển Caribbean để phân tích tổn thương trong các Chương trình thực phẩm thế giới và Đánh giá tổn thương và dự báo sớm nạn đói (FEWS) của USAID.
Chỉ số EVI gồm 7 chỉ tiêu:
1. Quy mô dân số
2. Chỉ số khoảng cách: phản ánhkhoảng cách tối thiểu trung bình cho một quốc gia để đạt được một phần đáng kể thị trường thế giới.
3. Sự tập trung xuất khẩu hàng hóa: được thể hiện bởi chỉ số Herfindahl-Hirschmann là tổng các bình phương của các tỷ lệ phần trăm cổ phần của từng mặt hàng theo tỷ lệ của tổng xuất khẩu. Nếu một quốc gia xuất khẩu chỉ có một mặt hàng thì chỉ số này là 10.000. Nếu có vô số mặt hàng thì chỉ số gần bằng không.
4. Tỷ lệ sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP.
5. Số lượng người vô gia cư do thiên tai
6. Sự bất ổn trong sản xuất nông nghiệp
7. Sự bất ổn trong xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
Đánh giá TDBTT môi trường
Đánh giá TDBTT môi trường được phát triển bởi Ban ứng dụng khoa học địa chất Nam Thái Bình Dương (SOPAC) và Chương trình môi trường Liên hiệp quốc (UNEP), áp dụng cho các quốc gia thuộc các vùng đảo nhỏ (SIDS) từ năm 1999. Sau đó công trình này được mở rộng và phát triển thành chỉ số tổn thương môi trường (Environmental Vulnerability Index - EVI). Chỉ số này cung cấp một phương pháp đánh giá nhanh chóng và chuẩn hóa các đặc trưng tổn thương một cách tổng thể và kết hợp cả ba khía cạnh “trụ cột” của phát triển là: môi trường, kinh tế và xã hội. Bởi vậy, EVI ngày càng trở nên quan trọng để có thể định lượng được TDBTT ở các khía cạnh khác nhau, kể cả mức độ thiệt hại và xây dựng khả năng ứng phó, phục hồi. EVI là một trong những chỉ số đầu tiên của công cụ quản lý môi trường theo hướng hiện đại. Quy mô phát triển của một quốc gia là phù hợp nếu các điều kiện môi trường đi cùng các quyết định quan trọng về chính sách kinh tế, xã hội và hành vi văn hóa, bởi môi trường là nền tảng của sự sống, hỗ trợ cho hệ thống con người, đó là một phần đảm bảo sự thành công của phát triển.
Chỉ số EVI được lựa chọn dựa trên cơ sở khoa học và phát triển bởi sự tham vấn từ nhiều chuyên gia quốc tế, quốc gia, các nhóm cơ quan và người hưởng lợi. Các nhà khoa học và quản lý đã lựa chọn được 50 chỉ số dùng để đo lường TDBTT môi trường, các chỉ số này được tổ hợp vào các nhóm dưới đây:
1. BĐKH (CC)
2. Đa dạng sinh học (CBD)
3. Nước (W)
4. Nông ngiệp và thủy sản (AF)
5. Khía cạnh sức khỏe (HH)
6. Sa mạc hóa (CCD)
7. Mức độ nguy hiểm của thảm họa tự nhiên (D)
Mỗi chỉ số được thiết kế và đánh giá theo ba khía cạnh: 1) mối nguy hiểm; 2) mức độ thiệt hại; 3) khả năng chịu đựng, chống lại mối nguy hiểm và các chính sách liên quan đến khả năng phục hồi.
Đánh giá TDBTT xã hội
Đánh giá TDBTT xã hội được đề cập trong những năm 1970s trong bài viết của O´Keefe, Westgate và Wisner (1976) theo mô hình về rủi ro và thảm họa tự nhiên. Sau đó, để đánh giá mối quan hệ qua lại giữa thảm họa và sức ép kinh tế - xã hội, các tác giả Blaikie, Cannon, Davis và Wisner đã phát triển mô hình PAR (The Pressure and Release model). Tiếp đến, Cutter (2000), tiếp cận thêm nội dung “vị trí địa lý” trong nghiên cứu tổn thương, nghĩa là TDBTT xã hội được xem xét ở cả khía cạnh đặc điểm địa lý và đặc tính của rủi ro. Năm 2005, Hội chữ thập đỏ Tây Ban Nha đã phát triển một bộ chỉ thị để định lượng các khía cạnh đa chiều của tổn thương xã hội. Các chỉ thị được tổng hợp từ các phân tích thống kê của hơn 500 ngàn người đang phải chịu áp lực căng thẳng về kinh tế và tổn thương xã hội. Chỉ số tổn thương xã hội ở Tây Ban Nha được xây dựng hàng năm đối với cả người lớn và trẻ nhỏ.
TDBTT xã hội hiện được phát triển và đánh giá theo hai nội dung cơ bản: 1) thiết kế các mô hình để diễn tả tổn thương và nguyên nhân gây tổn thương; 2) phát triển các chỉ thị và chỉ số để xây dựng bản đồ tổn thương mô tả theo thời gian và không gian. Các khía cạnh về thời gian và không gian của tổn thương được kiểm nghiệm bằng thực tế. Trong đó, các khía cạnh chủ yếu được đề cập trong đánh giá TDBTT xã hội: 1) nguyên nhân và thảm họa được xác định ảnh hưởng tới cả quá trình và cấu trúc xã hội; 2) các nhóm xã hội khác nhau nếu cùng phải hứng chịu một mối nguy hiểm, nhưng tác động của hiểm họa đến các nhóm là khác nhau do năng lực ứng xử trước các tác động khác nhau. Đến nay, tổn thương xã hội được tiếp theo mô hình DPSIR (hình 2.1). Trong đó “con người” là tác nhân trung tâm, các đặc điểm địa lý, lịch sử, kinh tế - xã hội của các động được xem xét trên phạm vi toàn cầu, khu vực và quốc gia.Mối đe dọa từ tự nhiên gây ra tổn thương, đặc biệt là mối nguy hiểm liên quan tới khí hậu (lũ lụt, bão, hạn hán, bệnh dịch,…) tác động đến hệ thống xã hội (cung cấp lương thực, thực phẩm, cấp nước, y tế), tác động đến con người (thu nhập và chỗ ở), có thể làm giảm khả năng ứng phó, phục hồi của xã hội và hệ sinh thái.
Đánh giá TDBTT con người
Theo UNEP (2010), các yếu tố ảnh hưởng tới TDBTT con người và môi trường gồm có: quy mô dân số và tuổi tác; đói nghèo; y tế; toàn cầu hóa, thương mại và viện trợ; xung đột; thay đổi cấp độ quản trị và bối cảnh chính trị; khoa học và công nghệ.
Một trong những chỉ số đánh giá TDBTT con người được xây dựng như: chỉ số an ninh con người (Human Security Index - HSI) để biểu thị về cơ hội được nhận thức tình hình kinh tế, môi trường và xã hội. Chỉ số HSI ở quy mô toàn cầu được xây dựng và phát hành năm 2008 (Hastings, 2008 và 2009b).
Chỉ số HSI đã được phát triển trong 232 quốc gia, vùng lãnh thổ và được dự định làm con số đại diện để công bố hàng năm. HSI hiện đang được cân nhắc là một trong số 30 chỉ số hành đầu về kinh tế, môi trường và xã hội. HSI được đánh giá qua 3 chỉ số thành phần:
1. Chỉ số kinh tế: được đánh giá thông qua: 1) GDP bình quân đầu người; 2) Sự bình đẳng về phân phối thu nhập; 3) Quản trị kinh tế - tài chính (nguy cơ khó khăn thông quan thương mại không bền vững hoặc nợ, hoặc do thiên tai thảm khốc);
2. Chỉ số môi trường: được đánh giá thông qua 1) TDBTT môi trường; 2) Bảo vệ môi trường và các chính sách; 3) Môi trường bền vững;
3. Chỉ số xã hội: thông qua các số liệu về 1) Y tế; 2) Giáo dục và trao quyền thông tin; 3) Bảo vệ và hưởng lợi từ xã hội; 4) An lạc; 5) Quản trị, gồm cả chống lại hành vi bất hợp pháp và tham nhũng; 6) An ninh lương thực.
Bên cạnh đó, chỉ số đo sự bất ổn của con người (the Index of Human Insecurity - IHI) được phát triển bởi dự án “Nghiên cứu sự thay đổi môi trường và bảo vệ con người” của Đại học Victory (Longer S. và cộng sự, 2000) cũng là một chỉ số hiện đại đánh giá được TDBTT của con người. Chỉ số này được phát triển như một hệ thống phân loại để phân biệt nhận thức về tính dễ tổn thương và mất an ninh của các quốc gia. Chỉ số IHI gồm các thông số về môi trường, kinh tế, xã hội và tổ chức, hơn nữa còn có thể xác định và so sánh các mức độ về an toàn và mất an toàn con người một cách tương đối, minh bạch trong việc xác định các biến số và đạt hiệu quả trong đánh giá và giải quyết các vấn đề về nhận thức, bởi vậy nó là con số mang ý nghĩa đo lường tiềm năng tính bền vững, phát triển và an ninh con người.
Ngoài ra, các phương pháp và công cụ hỗ trợ cho quá trình đánh giá TDBTT theo chỉ chị gồm có: thu thập dữ liệu, thống kê và phân loại dữ liệu, xác định ngưỡng ảnh hưởng, các công cụ phân tích kinh tế - xã hội và phân tích không gian. Trong đó,
· Thu thập, thống kê và phân loại số liệu có nhiệm vụ: 1) thu thập dữ liệu và thiết kế các nghiên cứu có định lượng; 2) hỗ trợ quá trình tìm hiểu bản chất của vấn đề; 3) là số liệu đầu vào cho các công cụ phân loại, xác định ngưỡng, phân tích kinh tế và môi trường... để định lượng hóa tính tổn thương. Đánh giá tổn thương đòi hỏi nguồn cơ sở dữ liệu thống kê từ đa ngành như: tự nhiên (địa lý, địa chất, thủy văn, hải văn, khí hậu,…); kinh tế - xã hội và môi trường, sinh thái. Ví dụ, đánh giá TDBTT xã hội yêu cầu thống kê các dữ liệu về dân số, thị trường, xuất nhập khẩu, GDP và tỷ lệ sản phẩm, thống kê thiệt hại từ các mối đe dọa,…. Đánh giá tổn thương môi trường (EVI) với 50 chỉ tiêu để định lượng tổn thương từ các số liệu về BĐKH, đa dạng sinh học, tài nguồn nước, sản xuất nông nghiệp và thủy sản, sức khỏe con người. Đánh giá chỉ số an ninh con người cần các số liệu thống kê về: GDP, thuế, tài chính, vay vốn, y tế, giáo dục, truyền thông, phúc lợi xã hội,… Số liệu kinh tế, xã hội và dân số có thể lấy từ nguồn niên giám thống kê và hoặc bằng các phương pháp điều tra xã hội học. Số liệu liên quan tới tự nhiên như: khí tượng thủy văn, BĐKH, tài nguyên, đa dạng sinh học... được đo đạc và quan trắc theo các trạm khí tượng thủy văn và môi trường, từ các nguồn lưu trữ dữ liệu điều tra cơ bản của quốc gia và các địa phương.
· Công cụ phân tích kinh tế - xã hội và môi trường: công cụ này được phát triển theo nhóm chuyên ngành. Trong phân tích và đánh giá TDBTT kinh tế thường đánh giá sự bất ổn về sản xuất nông nghiệp, thủy sản, xuất khẩu, tài chính và vay nợ. Đánh giá về khả năng chống chịu, phục hồi thường dùng các chỉ thị về sự bình đẳng, chia sẻ tài nguyên, phúc lợi xã hội và trình độ nhận thức.
· Công cụ phân tích không gian: hệ thông tin địa lý (GIS) đang được phát triển để xây dựng bản đồ TDBTT. Phân tích không gian và thống kê trong GIS cùng với kiến thức chuyên ngành có thể giúp cho hướng nghiên cứu TDBTT ngày càng sâu rộng hơn về các hiện tượng khí tượng, thủy văn, địa vật lý, kinh tế - xã hội, môi trường,…trong mối liên hệ và các tác động với con người. Ở Việt Nam, các công cụ GIS đã và đang sử đểphân tích, xử lý, lưu trữ số liệu khi đánh giá TDBTT tài nguyên - môi trường biển và đới ven biển (Mai Trọng Nhuận và cộng sự, 2009, 2010).
2.3 Quy trình đánh giá tính dễ bị tổn thương
2.3.1 Trên thế giới
TDBTT thay đổi và khác nhau theo đặc điểm của các yếu tố tổn thương. Ví dụ như, TDBTT kinh tế tập trung chủ yếu vào các mối đe dọa gây ra tổn thất về kinh tế; TDBTT môi trường tập trung nhiều vào các vấn đề liên quan tới thảm họa ảnh hưởng tới hệ sinh thái, môi trườngvà tài nguyên; TDBTT xã hội có phần ưu tiên hơn cho các vấn đề về chính sách xã hội và tài chính. Đặc tính của TDBTT thể hiện ở các thông tin sau:
1. Đa chiều: chịu ảnh hưởng từ nhiều mối đe dọa cùng một lúc đến nhiều nhóm người, nhiều hệ sinh thái và tài nguyên. Ví dụ, người nông dân vừa phải chịu sự thay đổi khắc nghiệt của thời tiết, vừa phải chịu áp lực từ lạm phát và khủng hoảng kinh tế.
2. Quy mô: nói đến sự phân bố theo không gian yếu tố gây ra tổn thương và sự ảnh hưởng của nó có thể ở cấp quy mô toàn cầu, khu vực, quốc gia hay chỉ trong một nhóm cộng đồng nhỏ. Thời gian tác động của nó dài hay ngắn cũng cũng được dựa vào quy mô. Ví dụ, sự thay đổi khí hậu hay tự do thương mại hóa có thể xảy ra ở quy mô toàn cầu. Sự ảnh hưởng của động đất có thể xảy ra trong 1 giờ, nhưng cũng có khi dư chấn của nó ảnh hưởng trong cả tháng.
3. Động năng: nói lên độ lớn về sức ép của các đe dọa lên hệ thống con người và môi trường.
Do đó, để nghiên cứu TDBTT theo cả không gian, thời gian, cần thiêt phải xây dựng được quy trình đánh giá tính đến các yếu tố khác nhau. Năm 1999, NOAA đã xây dựng quy trình đánh giá TDBTT của cộng đồng theo các bước như sau:
Bước 1: Xác định tai biến
· Xác định các tai biến, ô nhiễm môi trường có thể tác động tới tài nguyên - môi trường.
· Xếp thứ tự tai biến dựa vào mức độ nghiêm trọng của tai biến, ô nhiễm môi trường (cường độ, quy mô, tần suất, mức độ gây hại).
Bước 2: Phân tích tai biến
· Xác định vùng rủi ro của mỗi tai biến trên bản đồ tai biến.
· Tính điểm cho các vùng rủi ro do tai biến.
Bước 3: Phân tích các cơ sở hạ tầng quan trọng
· Xác định và mô tả các đối tượng bị tổn thương: khu vực dân cư (nhà ở, trường học, bệnh viện và trạm xá), cơ sở hạ tầng (hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc...) trên bản đồ tai biến và các thông tin liên lạc kèm theo (tên, loại, địa chỉ...).
· Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của mỗi cơ sở đó với tác động của các tai biến khác nhau.
Bước 4: Phân tích xã hội
· Xác định những vùng (đối tượng) cần sự quan tâm đặc biệt khi tai biến, ô nhiễm môi trường, sự cố tràn dầu xảy ra - vùng có khả năng ứng phó với tai biến thấp.
· Xác định khu vực giao nhau giữa các vùng cần sự quan tâm đặc biệt với các vùng rủi ro cao.
Bước 5: Phân tích kinh tế
· Xác định các lĩnh vực kinh tế cơ bản và các trung tâm kinh tế.
· Phân tích khả năng bị tổn thương của các trung tâm kinh tế.
Bước 6: Phân tích môi trường
· Xác định các vùng rủi ro.
· Xác định các khu vực tài nguyên, môi trường quan trọng nhạy cảm với các vùng rủi ro và phân tích khả năng bị tổn thương của các vùng rủi ro.
Bước 7: Phân tích các cơ hội giảm thiểu thiệt hại
Quy trình đánh giá của NOAA mang tính ưu việt trong phân tích, đánh giá mức độ nguy hiểm của tai biến cùng với phân tích các đối tượng có khả năng ứng phó trước tai biến như cơ sở hạ tầng quan trọng. Trên cơ sở đó, vùng rủi ro được khoanh vùng và đề xuất được các biện pháp giảm thiểu thiệt hại tai biến. Cũng theo hướng tiếp cận này, Cutter (1996) đã xây dựng mô hình đánh giá TDBTT của hệ thống tự nhiên – xã hội (hình 2.1).
Hình 2.1 Mô hình đánh giá TDBTT của hệ thống tự nhiên – xã hội (Cutter, 1996)
Năm 2007, UNEP đã phát triển mô hình TDBTT của Turner (hình 2.2), thể hiện mối liên hệ giữa con người – môi trường theo hướng tiếp cận DPISR để áp dụng cho các nghiên cứu TDBTT (hình 2.3). Trong đó, con người – môi trường được coi như là một tổng thể thống nhất dễ bị tổn thương khi chịu tác động của các sức ép từ bên ngoài và nội hàm. Tuy nhiên, hệ thống này có khả năng ứng phó, phục hồi và thích ứng nên có thể làm giảm mức độ tổn thương của hệ thống.
Để đánh giá chỉ số HSI, các dữ liệu được xây dựng như bảng 2.1. và quy trình đánh giá được Hastings (2010) xây dựng theo thứ tự như sau:xác định dữ liệu và các chỉ số tổng hợp đã có sẵn để xây dựng một chỉ số về an ninh con người;xây dựng một chỉ số mẫu thử nghiệmvà áp dụng ở các khu vực và cải tiến.
Hình 2.2 Mô hình đánh giá TDBTT tổn thương (Turner, 2003)
Bảng 2.1 Dữ liệu và các hợp phần đánh giá chỉ số an ninh toàn cầu
Dữ liệu đầu vào / các trường chỉ thị |
Hợp phần |
Thu nhập: 1. GDP 2. Hệ số Gini |
Chỉ số kinh tế |
Bảo về tài chính trước các thảm họa: 3. Dự trữ ngoại hối 4. Nợ nước ngoài (% GDP) 5. Cán cân thanh toán (% GDP) 6. Nguồn tài chính giành cho chăm sóc sức khỏe 7. Tỷ lệ tiết kiệm quốc gia (%GDP) |
|
Chỉ số tổn thương môi trường (EVI) |
Chỉ số môi trường |
Chỉ số hiệu xuất môi trường |
|
Bình quân phát thải khí nhà kính |
|
Tỷ lệ gia tăng dân số 2010 - 2050 |
|
Tỷ lệ biết chữ |
Giáo dục và quyền thông tin: Chỉ số xã hội |
Chỉ số kết nối: 8. Số điện thoại cố định / người 9. Số điện thoại di động / người 10. Số người dùng Internet/ số dân |
|
Chỉ số tự do báo chí |
|
Chỉ số khoảng cách giới (tỷ lệ; tôn giáo, dân tộc, độ tuổi) |
Đa sắc tộc: Chỉ số xã hội |
Chỉ số hòa bình toàn cầu |
Hòa bình: Chỉ số xã hội |
Số lượng tù nhân |
|
Quy mô khủng bố |
|
% số người suy dinh dưỡng |
An ninh lương thực: Chỉ số xã hội |
An ninh lương thực |
|
Chỉ số đói nghèo |
|
Thực phẩm nhập khẩu so với xuất khẩu và GDP |
|
% số dân sử dụng thực phẩm không an toàn |
|
% đất sử dụng cho sản xuất theo bình quân đầu người (2000+) |
|
% thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp (2000+/1960+) |
|
Tuổi thọ |
Sức khỏe: Chỉ số xã hội |
Tỷ lệ LE (sức khỏe không lành mạnh) |
|
% số dân được sử dụng nguồn nước sạch từ UNESCO |
|
Bình đẳng y tế |
|
Tình hình chính trị ổn định, không có bạo lực |
Chính phủ Chỉ số xã hội |
Kiểm soát tham nhũng |
|
Luật chống tham nhũng |
Hình 2.3 Mô hình tiếp cận DPISR (UNEP, 2007)
2.3.2Ở Việt Nam
Hiện các nghiên cứu TDBTT ở Việt Nam chưa thống nhất được phương pháp cũng như quy trình đánh giá. Trong các công trình đánh giá TDBTT, quy trình đánh giá do Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2007) đề xuất mang tính nghiên cứu tổng hợp. Trong đó, TDBTT (Vxiyj) được xác định như một hàm số có các biến số: 1) Mức độ nguy hiểm do các yếu tố gây tổn thương (Rxiyj); 2) Mật độ đối tượng bị tổn tượng bị tổn thương (Pxiyj); và 3) Khả năng ứng phó, phục hồi và thích ứng trước các yếu tố gây tổn thương (Cxiyj).
Vxiyj = f (aRxiyj, bPxiyj, cCxiyj)
Trong đó: a, b, c là các giá trị trọng số mức độ quan trọng; xi,yj là vị trí địa lý của mỗi pixel (ô lưới).
Rxiyj, Pxiyj, Cxiyj được xây dựng từ bộ chỉ thị và các phương pháp phân tích chuyên ngành. Cụ thể:
Rxiyj: mức nguy hiểm do các yếu tố gây tổn thương được đánh giá từ các tai biến có nguồn gốc tự nhiên và con người, được chia thành các nhóm:
· Tai biến có nguồn gốc từ khí tượng thủy văn và các yếu tố có nguy cơ làm cường hóa tai biến;
· Tai biến địa động lực và các yếu tố có nguy cơ làm cường hóa tai biến;
· Tai biến địa hóa và các yếu tố có nguy cơ làm cường hóa tai biến;
· Tai biến liên quan đến BĐKH và nước biển dâng.
Pxiyj: mật độ đối tượng chịu tai biến được xác định theo nguy cơ chịu ảnh hưởng từng loại tai biến và được nhóm thành:
· Dân số: mật độ dân số, phân bố dân cư, độ tuổi;
· Tài nguyên;
· Hệ sinh thái và đa dạng sinh học;
· Cơ sở hạ tầng;
Cxiyj: khả năng ứng phó, phục hồi và thích ứng với các biến đổi môi trường
· Khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên
oVị trí thuận lợi
oĐiều kiện nền (địa hình, địa chất, lớp phủ)
· Khả năng ứng phó của hệ thống kinh tế - xã hội
+ Tài chính
+ Dân trí
+ Chính sách
+ Y tế
+ Sự chia sẻ từ cộng đồng
Theo đó, quy trình đánh giá được xây dựng theo các bước (hình 2.4).
· Thu thập thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu.
· Xử lý và phân loại thông tin theo ba hợp phần: các yếu tố gây tổn thương, các đối tượng bị tổn thương và khả năng ứng phó, phục hồi và thích ứng.
· Xây dựng bộ chỉ tiêu, chỉ thị đánh giá TDBTT cho khu vực nghiên cứu.
· Đánh giá mức độ nguy hiểm do các yếu tố gây tổn thương, mật độ đối tượng bị tổn thương và khả năng ứng phó, phục hồi và thích ứng. Sử dụng các công cụ phân tích kinh tế, xã hội, không gian để xây dựng các lớp thống tin chỉ tiêu của mỗi nhóm. Sử dụng kiến thức chuyên gia hoặc các mô hình xác xuất thống kê để xác định giá trị ngưỡng, giá trị trọng số ảnh hưởng của mỗi yếu tố theo mục tiêu.
· Đánh giá tổng hợp mức độ dễ bị tổn thương
Hình 2.4 Quy trình tổng quát đánh giá tính dễ tổn thương ở Việt Nam (Mai Trọng Nhuận và cộng sự, 2007)
2.4 Một số kết quả đánh giá tính dễ bị tổn thương
2.4.1 Trên thế giới
Với cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực, các nghiên cứu TDBTT trên thế giới đã và đang có những đóng gópđáng kể trong quy hoạch,ứng phó khẩn cấp đối với các tai biến, thiếu hụt lương thực, nạn đói, phát triển kinh tế, làm cơ sở cho đánh giá môi trường chiến lược và quy hoạch cơ sở hạ tầng, hình thành các chương trình ưu tiên và bảo tồn tài nguyên – môi trường biển, đô thị, hoạch định chính sách, định hướng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cũng như thiết lập khung cho quản lý tổng hợp đới bờ tiếp cận gần với mục tiêu phát triển bền vững. Trong đó, một số nghiên cứu đã mang lại những thành tựu đáng kể như sau:
Trong các nghiên cứu TDBTT của NOAA (1999, 2001) và Cutter (1996, 2000, 2007, 2009, 2010), các bản đồ phân vùng mức độ tổn thương đã được xây dựng trên cơ sở các bản đồ phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến và mật độ các đối tượng dễ bị tổn thương. Kết quả của các công trình này đã thể hiện được tính ưu việt trong việc dự báo mức độ bị tổn thương do tai biến cũng như đề xuất các biện pháp giảm thiểu thiệt hại, là cơ sở quan trọng trong quy hoạch, hoạch định chính sách quản lý và phát triển.
Đặc biệt, các nghiên cứu của NOAA (1999) đã xây dựng quy trình đánh giá TDBTT và những ứng dụng của việc đánh giá này (quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ tài nguyên và tăng khả năng giảm thiểu, tái phát triển và xây dựng sơ sở hạ tầng, phục hồi các công trình bị hư hỏng, đưa ra các chính sách đầu tư và phát triển cần được ưu tiên…).
Trong nghiên cứu của Cutter (1996) đã đánh giá TDBTT của hệ thống tự nhiên - xã hội. Nguồn gốc của tổn thương xã hội có thể được bắt đầu từ các đánh giá về chất lượng cuộc sống và các nghiên cứu về sự sống trong khoa học xã hội và khoa học hành vi trong suốt những năm 50 và 60. Những nghiên cứu ban đầu của Cutter đi sâu vào tìm hiểu các đặc điểm thuận lợi hay không thuận lợi của khu vực cho con người định cư.Trong đó, nhận định TDBTT của hệ thống tự nhiên - xã hội có thể thay đổi theo thời gian do sự biến động của các yếu tố gây tai biến, sự thay đổi năng lực của cộng đồng đối phó với tai biến. Mức độ thiệt hại do tai biến không chỉ phụ thuộc vào bản thân các tai biến (cường độ, quy mô, tần suất…) mà còn phụ thuộc vào đặc tính và khả năng bị tổn thương của đối tượng chịu tác động của tai biến. Mô hình đánh giá này có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở cho việc phòng tránh tai biến và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo cách tiếp cận “tiên đoán và ngăn chặn” những tác động tiêu cực của tai biến.
Đến năm 2003, trong nghiên cứu TDBTT, Cutter đã xây dựng được bộ chỉ số đánh giá TDBTT tổn thương xã hội (SoVI - Social Vulnerability Index) cho một vùng cụ thể. Bộ chỉ số SoVI gồm 42 tham số kinh tế xã hội, nhân khẩu và môi trường để xác định mức khả năng phục hồi sau tai biến của các khu vực ở Hoa Kỳ (hình 2.5). Chất lượng cuộc sống của con người (loại và kiến trúc nhà ở, cơ sở hạ tầng,…); môi trường tác động cũng rất quan trọng để hiểu rõ tổn thương xã hội, đặc biệt là những đặc điểm ảnh hưởng đến khả năng thiệt hại về kinh tế, thiệt hại về người do tai biến thiên nhiên. Chính vì vậy, bộ chỉ tiêu được xây dựng có vai trò quan trọng trong kiểm soát những biến đổi trong tổn thương xã hội về cả khía cạnh không gian và thời gian.
Trong các nghiên cứu của SOPAC (2004), bộ chỉ số (gồm 50 chỉ số) về tổn thương môi trường (EVI – Environmental Vulnerability Index). Đối với từng yếu tố gây tổn thương cho môi trường đều được định lượng và đề xuất biện pháp giảm thiểu tổn thương. Chỉ số tổn thương môi trường là cơ sở để đánh giá phúc lợi xã hội và được thiết kế để đánh giá cả TDBTT kinh tế và xã hội, cung cấp cái nhìn sâu rộng vào các quá trình tiêu cực có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của quốc gia. Đây là công trình nghiên cứu có ý nghĩa lớn cho các nước đang phát triển thuộc nam Thái Bình Dương, đồng thời là dữ liệu quan trọng phục vụ phát triển kinh tế bền vững tại khu vực, trong đó có Việt Nam (hình 2.6).
Trong nghiên cứu của Romieu (2010), TDBTT hệ thống xã hội - môi trường tại khu vực Bắc Kinh (Trung Quốc) đã đánh giá bằng xây dựng các chỉ số thông qua việc định lượng các yếu tố tai biến và khả năng phục hồi của hệ thống xã hội, sinh thái. Kết quả nghiên cứu có ứng dụng quan trọng cho phát triển bền vững và bảo vệ, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Trong các công trình nghiên cứu TDBTT liên quan đến BĐKH có thể kể đến: các công trình nghiên cứu TDBTT cả đới ven bờ do dâng cao mực nước biển (Thieler, E. Robert và cộng sự, 2001). Trong đó đã xây dựng được chỉ số tổn thương của đới bờ (CVI – Coastal Vulnerability Index) gồm 6 chỉ số: địa mạo, tỉ lệ thay đổi đường bờ lịch sử, độ dốc đường bờ, thay đổi mực nước biển, chiều cao sóng trung bình, mức độ triều trung bình. Kết quả đã thiết lập được bản đồ tổn thương cho từng khu vực (hình 2.7).
Hình 2.5 Tổn thương xã hội ở khu vực vịnh San Francisco (Cutter, 2003)
Nghiên cứu của Nass (2003) về đánh giá TDBTT và thích ứng với BĐKH ở Nauy, TDBTT được nghiên cứu và đánh giá dựa trên cách tiếp cận đa chiều, coi đánh giá TDBTT là một quá trình chứ không đơn thuần là một kết quả thực hiện. Nghiên cứu này có ý nghĩa trong việc đưa ra các kịch bản khí hậu, liên hệ với các điều kiện địa phương vào quá trình xác định mức độ tổn thương.
Hình 2.6 Mức độ dễ bị tổn thương môi trường cho Việt Nam (Kaly và cộng sự, 2004)
Các công trình nghiên cứu TDBTT do BĐKH của IPCC (2007) đã chỉ ra 7 yếu tố quan trọng trong đánh giá TDBTT là: 1) Cường độ tác động; 2) Thời gian tác động; 3) Mức độ dai dẳng và tính thuận nghịch của tác động; 4) Mức độ tin cậy trong đánh giá tác động và tổn thương; 5) Khả năng thích ứng; 6) Sự phân bố các khía cạnh của tác động và tổn thương; 7) Sự quan trọng của hệ thống khi gặp nguy hiểm. Các yếu tố này có thể được sử dụng với hàng loạt các hệ thống nhạy cảm cao với điều kiện về mặt khí hậu như đới ven biển, hệ sinh thái, các chuỗi thức ăn... Kết quả của nghiên cứu này có giá trị rất cao trong điều kiện hiện nay do gắn chặt với xu hướng BĐKH diễn ra trên toàn cầu và có thể áp dụng trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Nghiên cứu của Torresan (2008) về đánh giá TDBTT đới ven biển do BĐKH trên phạm vi toàn cầu dựa vào các phân tích về địa hình, độ dốc, địa mạo, đất ngập nước và thảm thực vật, mật độ dân số đã đưa ra góc nhìn về mức độ tổn thư ơng ở quy mô khu vực và thế giới nhưng cần thiết thực hiện chi tiết ở các khu vực nhỏ hơn.
Trong phần lớn các kết quả nghiên cứu kể trên, phương pháp viễn thám và GIS có vai trò rất quan trọng và đã được các nhà nghiên cứu TDBTT áp dụng để xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các chỉ tiêu đánh giá TDBTT, phân tích không gian để thành lập các loại bản đồ mức độ tổn thương.
2.4.2 Ở Việt Nam
Các công trình nghiên cứu TDBTT ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ XX và được tiếp cận theo các lĩnh vực khác nhau của hệ thống tự nhiên – xã hội, cộng đồng dân cư và các tài nguyên ven biển trên quy mô nghiên cứu từ vùng/khu vực đến cả đới ven biển Việt Nam.
Giai đoạn 1994-1996, Tom, G. và cộng sự đã nghiên cứu về TDBTT tổng thể của đới bờ Việt Nam do sự dâng cao mực nước biển ?. Các vùng nhạy cảm được chỉ ra dựa vào khả năng dễ bị tổn thương của hệ thống tự nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường đó là đồng bằng sông Cửu Long, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Huế, Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra được: khả năng rủi ro cao cho con người (khoảng 17 triệu người trong đó có 14 triệu người thuộc đồng bằng sông Cửu Long chịu tác động của lũ lụt hàng năm); tài nguyên (khoảng 1.700 km2 đất ngập nước), trong đó khoảng 60% là đất ngập nước ven biển bị ảnh hưởng bởi dâng cao mực nước biển); vốn đầu tư cho xây dựng để bảo vệ sinh cảnh ở các vùng châu thổ thấp ven biển (đê, kè,…) khi nước biển dâng cao 1m mất khoảng 24 tỷ USD/năm.
Nghiên cứu TDBTT xã hội và khả năng phục hồi ở Việt Nam khi môi trường thay đổi (Adger và cộng sự, 1999) đã đánh giá TDBTT xã hội ở huyện ven biển miền Bắc Việt Nam (huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định). Kết quả nghiên cứu cho thấy, do sự đổi mới về kinh tế bắt đầu từ giữa thập kỷ 80 đã làm tăng tính bất công bằng trong thu nhập và phúc lợi địa phương gây ảnh hưởng tới năng lực thích nghi của người dân địa phương khi phải đối mặt với cả sự thay đổi tổ chức và những ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu.
Nghiên cứu TDBTT đới ven biển Hải Phòng (Lê Thị Thu Hiền, 2005) đã thành lập bản đồ TDBTT đới ven biển Hải Phòng. Các yếu tố ảnh hưởng tới TDBTT đới ven biển Hải Phòng được tác giả nêu ra bao gồm: 1) mức độ tai biến được tích hợp từ các dạng tai biến bão lụt, xói lở và bồi tụ ven bờ, trượt lở đất, động đất, tai biến địa hoá đối với tầng nước ngầm, đối với tầng nước mặt và các hệ sinh thái ven biển; 2) mật độ và phân bố các đối tượng chịu tổn thương như con người, tài sản, tài nguyên và các hệ sinh thái; 3) khả năng ứng phó với tai biến của một số yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội. Trong công trình này, khu vực có TDBTT cao tập trung ở khu vực khu nội thành cũ, khu vực nuôi trồng thuỷ hải sản, rừng phòng hộ ven biển và khu bảo tồn san hô. TDBTT trung bình thuộc vùng đất còn lại và TDBTT thấp thường ở vùng biển nông. Bản đồ TDBTT được xây dựng bằng phương pháp đánh giá đa chỉ tiêu trong không gian bằng hệ thông tin địa lý và cơ sở dữ liệu, cho phép tích hợp thông tin, gán trọng số cho các lớp thông tin chỉ tiêu, cho phép quá trình tính toán nhanh chóng, chính xác và cùng một lúc tích hợp được nhiều lớp thông tin với nhau. Công trình nghiên cứu này góp phần quản lý tổng hợp và phát triển bền vững đới ven biển Hải Phòng.
Từ năm 2007 đến nay, cũng đã có nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và quốc tế cũng đã có những tiếp cận tổng hợp đến việc nghiên cứu TDBTT do tác động của BĐKH.
Dự án WISDOM (Hệ thống Thông tin liên quan đến Nước cho Sự Phát triển Bền vững của Đồng bằng Sông Cửu Long, 2007-2010)được phối hợp giữa Việt Nam và Đức đã lựa chọn đánh giá TDBTT cách ứng phó trên khía cạnh các mối nguy liên quan đến nước, đặc biệt lũ và xâm nhập mặn tại ba địa điểm là xã Phú Hiệp, Phú Thạnh B, đại diện cho các xã thuộc huyện Tam Nông, Đồng Tháp; các xã Phong Thạnh và Phong Phú thuộc Cầu Kè tại Trà Vinh và các khu vực đô thị và ven đô tại Cần Thơ. Nghiên cứu ở Đồng Tháp cho thấy những thay đổi về chính sách và cấu trúc có liên quan là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự tổn thương của các hộ gia đình sống trong hai xã nghiên cứu. Thay đổi kiểu sinh kế có một tác động mạnh mẽ đến các đặc tính tổn thương do tiềm năng đối phó và thích ứng - chẳng hạn như khả năng làm giảm tác động gây ra do sự mất thu nhập trong năm lũ lụt hoặc để sửa chữa hư hỏng tài sản – có sự liên quan rất lớn đến tình trạng sinh kế. Nghiên cứu thăm dò tại Cần Thơ đã cho thấy một cái nhìn cơ bản về những đặc điểm của sự tổn thương đô thị và ven đô. Thông qua sự kết hợp của các phương pháp khác nhau như thảo luận nhóm với các chuyên gia, phỏng vấn hộ gia đình và những phân tích dữ liệu thứ cấp (số liệu thống kê về lũ lụt), kiến thức về các kiểu tổn thương và quy trình quản lý có thể thu thập được. Nhờ đó, các câu hỏi nghiên cứu và phương pháp tiếp cận có thể được điều chỉnh cho các nghiên cứu ở giai đoạn tiếp theo. Dự án phân tích khá chi tiết ảnh hưởng của BĐKH ó ý nghĩa quan trọng trong công tác quy hoạch lãnh thổ của khu vực và chính sách thích ứng của cộng đồng.
Cuối năm 2010, dự án “Tiếp cận tổng hợp đến các đối tượng dễ bị tổn thương nhằm đối phó với các thảm họa tự nhiên tại miền Trung Việt Nam” được hợp tác giữa Đại học Nông Lâm Huế - Đại học Huế, Việt Nam và Viện GSGES – Đại học Kyoto, Nhật Bản dưới sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA. Khu vực nghiên cứu của dự án gồm 4 xã: xã Hương Phong, xã Hương Vân huyện Hương Trà, 1 xã thuộc huyện núi A Lưới và nhóm cư dân vạn đò định cư tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là những nơi thường xuyên gặp thiên tai và dễ bị tổn thương bởi những ảnh hưởng của thiên tai và cần có sự hỗ trợ để nâng cao năng lực đối phó với thiên tai. Dự án được thực hiện với mục tiêu làm rõ tính trạng dễ bị tổn thương do thiên tai và hoàn cảnh của người dân dễ bị tổn thương trong khu vực đối tượng, nâng cao năng lực phòng chống thiên tai qua các lớp tận huấn cho người dân dễ bị tổn thương. Nâng cao năng lực phòng chống thiên tai thông qua đa dạng hóa sinh kế theo thí điểm có sự tham gia của người dân cho người dân dễ bị tổn thương. Biên soạn và phân phối các tập tài liệu kỹ thuật và tập huấn về đối phó thiên tai cũng như đa dạng hóa sinh kế. Nâng cao kiến thức đối phó thiên tai của chính quyền các cấp, và cộng đồng qua các lớp tập huấn, và cấu trúc lại mạng lưới kết hợp nhằm đối phó thiên tai và đa dạng hóa sinh kế.
Nổi bật là các công trình nghiên cứu TDBTT ở Việt Nam được Mai Trọng Nhuận và cộng sự triển khai từ những năm đầu của thế kỷ 21 đến nay với các công trình nghiên cứu điển hình với các kết quả quan trọng, ứng dụng trong giảm thiểu thiệt hại tai biến, thích ứng với BĐKH, nâng cao khả năng ứng phó của cộng đồng chịu tổn thương, bảo vệ tài nguyên - môi trường biển định hướng cho quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng tài nguyên bền vững. Một số công trình và kết quả nghiên cứu điển hình như sau:
· Trong giai đoạn 2001-2005, các nghiên cứu TDBTT của hệ thống tự nhiên – xã hội đới ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ được nhóm tác giả đề cập trong các đề tài và chuyên đề địa chất môi trường và địa chất tai biến. Cụ thể trong đề tài “Nghiên cứu, đánh giá TDBTT của đới duyên hải Nam Trung Bộ làm cơ sở khoa học để giảm nhẹ tai biến, quy hoạch sử dụng đất bền vững” được thực hiện trong giai đoạn 2001-2002. Trong công trình này, lần đầu tiên các tác giả đã xây dựng được phương pháp luận, phương pháp và quy trình đánh giá TDBTT áp dụng cho đới duyên hải. Qua đó, bước đầu thiết lập được quy trình công nghệ thành lập bản đồ TDBTT của tài nguyên và môi trường đới duyên hải Nam Trung Bộ. Nhận định, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới TDBTT, đánh giá hiện trạng TDBTT và phân vùng TDBTT đới duyên hải Nam Trung Bộ dựa trên các bản đồ phân vùng mức độ nguy hiểm do tai biến và phân vùng mật độ các đối tượng bị tổn thương (mật độ tài nguyên, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng...). Kết quả đã thành lập được bản đồ phân vùng TDBTT các vùng ven biển miền Trung và Nam Trung Bộ theo 4 mức từ thấp đến cao. Các nghiên cứu này đã góp phần quan trọng trong công tác giảm thiểu thiệt hại tai biến, bảo vệ tài nguyên và môi trường, quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ, lãnh hải ven bờ miền Trung, Nam Trung Bộ nói riêng và ven bờ Việt Nam nói chung.
· Năm 2006, trong đề tài QG.05.27 “Nghiên cứu đề xuất mô hình, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa chất đới duyên hải, lấy ví dụ vùng Phan Thiết - Vũng Tàu”, hai vịnh Phan Thiết và vịnh Gành Rái lần đầu tiên được nhận định là đối tượng dễ bị tổn thương và được nghiên cứu chi tiết. Dựa vào kết quả đánh giá TDBTT, đề tài đã đề xuất các giải pháp và mô hình sử dụng bền vững tài nguyên địa chất (điển hình là các hệ sinh thái nhạy cảm như san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn, bãi triều của tài nguyên đất ngập nước, tài nguyên vị thế và tài nguyên khoáng sản). Nghiên cứu này có ý nghĩa to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội bền vững, mở ra các hướng nghiên cứu mới trong nghiên cứu tính dễ bị tổn thương ở Việt Nam.
· Năm 2009, trong đề tài KC.09.05 “Điều tra đánh giá tài nguyên - môi trường các vũng vịnh trọng điểm ven bờ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường”, tập thể tác giả đã đánh giá và thành lập được bản đồ phân vùng TDBTT của hệ thống tự nhiên – xã hội vịnh Tiên Yên và vịnh Cam Ranh. Việc đánh giá dựa trên cơ sở phân tích, tổng hợp của ba hợp phần: các yếu tố gây tổn thương (các tai biến, các yếu tố tự nhiên và các hoạt động nhân sinh cường hóa tai biến), các đối tượng dễ bị tổn thương (dân cư, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị, các loại tài nguyên…) và khả năng ứng phó của hệ thống. Kết quả nghiên cứu đã góp phần quan trọng trong việc đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên – môi trường định hướng phát triển bền vững vịnh Tiên Yên và vịnh Cam Ranh.
· Gần đây nhất (2009-2010), trong Dự án thành phần 5 “Điều tra, đánh giá tổng hợp mức độ tổn thương tài nguyên - môi trường vùng biển và đới ven biển Việt Nam, đề xuất các giải pháp quản lý phát triển bền vững”, Mai Trọng Nhuận và cộng sự đã đánh giá được TDBTT của tài nguyên – môi trường biển và đới ven biển Việt Nam. Dự án đã xây dựng bộ dữ liệu (số liệu, tài liệu thu thập, điều tra, khảo sát) các yếu tố gây tổn thương, các đối tượng bị tổn thương, khả năng ứng phó của hệ thống tự nhiên – xã hội và bộ bản đồ hiện trạng TDBTT tài nguyên – môi trường biển và đới ven biển các vùng biển Nam Bộ, Tây Nam Bộ và vịnh Thái Lan, Quần đảo Trường Sa và toàn dải ven biển Việt Nam tỷ lệ 1:1000.000 và 16 khu vực trọng điểm tỷ lệ 1:100.000 (hình 2.8). Kết quả đạt được là cơ sở giúp các nhà quản lý đưa ra các chính sách liên quan đến sử dụng hợp lý tài nguyên - môi trường, định hướng phát triển bền vững đới ven biển Việt Nam.
Bên cạnh đó, nghiên cứu TDBTT ở đới ven bờ Việt Nam đã được Mai Trọng Nhuận và cộng sự đề cập trong các chuyên đề “Lập bản đồ hiện trạng địa chất tai biến và dự báo tai biến vùng biển Nam Trung Bộ từ 0-30m nước ở tỷ lệ 1:100.000 và một số vùng trọng điểm ở tỷ lệ 1:50.000”. Cụ thể là đã đánh giá TDBTT đới ven biển Tuy Hòa - Cam Ranh (2002), Cam Ranh - Phan Thiết (2003), Phan Thiết - mũi Hồ Tràm (2004), Hồ Tràm - Vũng Tàu (2005). Trong các vùng nghiên cứu có các vũng vịnh thuộc đối tượng dễ bị tổn thương như vũng Rô, vịnh Văn Phong, Vịnh Cái Bàn, vũng Bến Gội, vụng Bình Cang - Đầm Nha Phu, vịnh Nha Trang, vịnh Hòn Tre, vịnh Cam Ranh, vũng Bình Ba, vịnh Phan Rang, vũng Phan Rí, vịnh Phan Thiết, vịnh Gành Rái. Năm 2004, trong chuyên đề “Thành lập bản đồ tai biến địa chất và dự báo tiềm ẩn tai biến địa chất vùng biển Cửa Hội - Thạch Hải, Thạch Hội - Vũng Áng (Hà Tĩnh) từ 0-30m nước, tỷ lệ 1:50.000”, TDBTT của hệ thống tự nhiên – xã hội của các vùng ven biển kể trên đã được tác giả đánh giá. Từ năm 2007 đến nay, nghiên cứu TDBTT đã được tác giả thực hiện cho vùng biển từ 30-100m nước trong các chuyên đề “Lập bản đồ hiện trạng địa chất tai biến và dự báo tai biến” các vùng biển: Hải Phòng - Quảng Ninh, tỉ lệ 1/100.000; cửa Trần Đề - Mỹ Thạch, Lạc Hòa - Vĩnh Trạch Đông; Cửa Nhượng - cửa Thuận An, Ninh Chữ - Hàm Tân, Vũng Tàu - Mũi Cà Mau, tỉ lệ 1:500.000,… Cách tiếp cận nghiên cứu tính dễ bị tổn thương trong đánh giá tai biến là công cụ quan trọng cho việc phòng tránh tai biến, bảo vệ sử dụng hợp lý tài nguyên – môi trường và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo cách "tiên đoán và ngăn chặn" những tác động tiêu cực của tai biến thay cho cách tiếp cận "phản ứng và chữa trị" truyền thống.
Cùng với đó, trong khía cạnh BĐKH toàn cầu, Mai Trọng Nhuận cùng cộng sự đã có những nghiên cứu TDBTT do BĐKH (áp dụng cho thành phố Hạ Long, cửa sông Hồng, Chân Mây - Lăng Cô,…). Trên cơ sở đó, tập thể tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp nhằm sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh giảm nhẹ thiên tai và thích ứng với BĐKH vùng như quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên – môi trường (với các mô hình phát triển kinh tế bền vững như nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và du lịch sinh thái, khai thác khoáng sản sạch,…), giải pháp quản lý và bảo vệ tài nguyên – môi trường, giải pháp giảm thiểu thiệt hại tai biến do BĐKH và giải pháp giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng. Kết quả các nghiên cứu này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong xây dựng chính sách, chiến lược thích ứng với BĐKH, giảm thiểu tác động do BĐKH đến tài nguyên – môi trường đới ven biển và là cơ sở khoa học cho đánh giá môi trường chiến lược.
2.5. Biến động tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu
2.5.1 Biến động các yếu tố gây tổn thương
Bản thân BĐKH, nhất là các biến động tự nhiên, trực tiếp gây tổn thương cho hệ thống tự nhiên - xã hôi. Quy mô, cường độ của các hiện tượng thời tiết và khí hậu cực đoan thường có xác suất thấp nhưng tác động mạnh gây ra tổn thương và rủi ro cực trị từ các tai biến.
Các dự báo với độ tin cậy cao cho thấy xu hướng về tính bị tổn thương sẽ tiếp tục là yếu tố gây biến đổi các kiểu rủi ro trong vài chục thập kỷ tới. Các yếu tố ảnh hướng tới các xu hướng nói trên là gia tăng biến động thời tiết và khí hậu và các yếu tố kinh tế - xã hội.
Trong phạm vi toàn cầu và hầu hết các khu vực tần suất xuất hiện nhiệt độ cao (thời tiết nóng) sẽ tăng trong thế kỷ 21 (từ 1 lần /20 năm tăng lên 1 lần /2 năm, riêng vùng vĩ độ cao bán cầu Bắc là 1 lần /5 năm), tần suất xuất hiện nhiệt độ thấp sẽ giảm; trường độ và tần suất sóng nóng sẽ tăng lên trong phạm vi toàn cầu. Nhiệt độ cực đoan trung bình (lạnh và ấm) của bề mặt Trái đất ấm lên nhanh hơn nhiệt độ độ trung bình năm toàn cầu, ở nhiều vùng và nhiều mùa. Tần suất hoặc tổng lượng mưa các trận mưa lớn sẽ tăng nhẹ trong thế kỷ 21 ở nhiều vùng trên Trái đất, nhất là vùng vĩ độ cao và vùng nhiệt đới, và vào mùa đông ở vùng vĩ độ trung bình của bán cầu Bắc. Theo các kịch bản BĐKH B1, A1B, A2 thì tần suất từ 1 trận mưa lớn kéo dài 24 giờ/20 năm sẽ tằn lên 1/5 đến 1/15 năm vào cuối thế kỷ 21. Tần suất trên phạm vi toàn cầu của bão nhiệt đới hoặc giảm hoặc như hiện nay. Theo dự báo, tần suất của các bão mạnh tăng lên ở các đại dương, kèm theo đó là lượng mưa do bão cũng tăng, tốc độ gió cực đại của bão cũng tăng, nhưng có thể không phải ở vùng nhiệt đới; giá lạnh sẽ tăng cường trong thế kỷ 21 ở một số vùng do thiếu mưa hoặc bốc hơi mạnh nhất là Mediterranean, Trung Âu, Trung Bắc Mỹ, Nam Phi...
Trên phạm vi toàn cầu các kiểu lũ lụt ít thay đổi, nhưng lũ do mưa lớn vẫn tăng lên ở một số lưu vực/vùng. Chế độ gió mùa (về lượng mưa và hoàn lưu), ENSO (tần suất và mức biến động) có thể thay đổi. Mực nước biển và độ cao sóng sẽ tiếp tục tăng lên trong thế kỷ này. Do vậy hầu hết các vùng sẽ bị tác động của sóng nóng, hỏa hoạn, lạnh giá và lũ lụt (lũ sông và lũ ven biển), nhưng xu thế tác động của bão khó dự đoán tăng hay giảm. Tuy nhiên, sự tác động của các tai biến và hiện tượng cực đoan nói trên còn phụ thuộc vào khả năng chống chịu, thích ứng của khu vực/vùng, của cộng đồng và từng cá nhân.
Các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến TDBTT bao gồm gia tăng dân số, thay đổi cơ cấu dân số và sức khỏe, thay đổi nơi ở do đô thị hóa, phát triển kinh tế (tăng quy mô các khu công nghiệp, khu kinh tế, các khu dịch vụ và giả trí, nghỉ dưỡng, khai thác tài nguyên khoáng sản...), do môi trường, tài nguyên bị suy thoáibởisự khai thác không hợp lý và tác động của BĐKH, thay đổi thể chế chính sách, áp dụng KHCN, năng lực quản lý điều hành của Nhà nước, sự chủ động và trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội cũng như công tác quản lý rủi ro, tai biến,... Những yếu tố này biến động phức tạp theo cả không gian và thời gian trong phạm vi toàn cầu cũng như từng vùng, từng quốc gia, thậm chí là địa phương. Điều đáng lưu ý là TDBTT còn phụ thuộc vào sự tương tác các yếu tố nói trên cũng như các tai biến và các khủng khoảng, sự tích lũy các rủi ro, sự biến động động thái của tổn thương.
Như vậy, TDBTT vừa bị tác động bởi các yếu tố của BĐKH và các yếu tố khác liên quan và không liên quan trực tiếp đến BĐKH, đặc biệt là con đường phát triển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ và nhân loại. Những yếu tố này biến động phức tạp trong thế kỷ 21 và vì thế xu thế biến động mức độ tổn thương rất khó dự báo với độ tin cậy cao.
2.5.2 Biến động tính dễ bị tổn thương
Tính dễ bị tổn thương thể hiện ở khả năng ứng phó với sự thay đổi các yếu tố môi trường vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế, xã hội, thể chế, chính sách, ... sẽ thay đổi mạnh cả theo thời gian và không gian trong phạm vi địa phương và cộng đồng trong thế kỷ 21. Mức độ tác động của các yếu tố, hiện tượng thời tiết, khí hậu cực đoan và tai biến tới con người, cộng đồng, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, đô thị, tài nguyên - môi trường... sẽ tăng lên trong thế kỷ này nhưng TDBTT thì tăng ở khu vực này nhưng lại giảm ở khu vực khác,... Không chỉ có các yếu tố của BĐKH mà sự biến đổi về cấu trúc hoặc thành phần của hệ thống kinh tế - xã hội - sinh thái có ảnh hưởng tới khả năng thích ứng và giảm nhẹ BĐKH, nhất với các hiện tượng khí hậu cực đoan.
Quản lý rủi ro và chiến lược thích ứng với BĐKH phụ thuộc nhiều vào mô hình, triết lý phát triển, mực độ hợp lý sủ dụng tài nguyên, trình độ kinh tế, xã hội, nhất là thể chế chính sách, năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành, tư duy, phát triển khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo,… Những yếu tố trên ảnh hưởng mạnh tới PTBV và chính PTBV cũng quyết địn tới sự thành công của những hoạt động này. Hạn chế những yếu ảnh hưởng tới tổn thương như nghèo đói, sử dụng tài nguyên không hợp lý,…cũng làm tăng tính bền vững. Việc tích hợp giảm nhẹ rủi ro do tai biến vào chính sách phát triển kinh tế - xã hội, cũng như cách tiếp cận dựa vào khả năng ứng phó, nâng cao năng lực thể chế, tổ chức quản lý thích ứng, tăng cường khả năng ứng phó của hệ sinh thái đối với các hiện tượng khí hậu cực đoan và tai biến cũng như giảm các áp lực không liên quan tới BĐKH tới các hệ sinh thái nhạy cảm… cũng là những nội dung quan trọng của PTBV và giảmTDBTT.
PTBV tạo điều kiện và thúc đẩy ứng dụng tiến bộ KHCN trong việc phòng tránh, giảm nhẹ tai biến, giảm thải phát thải khí nhà kính (nền kinh tế cacbon thấp, tăng trưởng xanh), nâng cao dân trí, khả năng ứng phó với tai biến, tạo sinh kế bền vững, bảo vệ, bảo tồn tài nguyên môi trưòng. Chính các yếu tố này góp phần làm giảm tổn thương.