- Trang chủ
- Dự án FIRST
- Thông tin Nội bộ
- BKTT_VN
- Dự báo nội mùa và dự báo mùa
- Đề tài QG.22.81
- Dự án 11-P04-VIE
- Giới thiệu DA 11-P04-VIE
- Báo cáo tổng kết dự án
- Mở đầu
- Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Kết luận
- Phụ lục
- Điều tra khảo sát thực địa
- Hệ thống TTNBTG (PIS)
- Kết quả và tài liệu
- Các công trình công bố
- Dự báo thời tiết
- Ảnh thực địa và tài liệu khác
- Tin tức và sự kiện
- Kiến thức về Biến đổi Khí hậu
- Các thành viên tham gia Dự án
- Liên hệ
- Dành cho Sinh viên
Số người đang truy cập
Hiện tại có 43 người đang truy cập, trong đó có 0 thành viên.Tổng số truy cập 4361230
CHƯƠNG 2. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN
Vùng nghiên cứu dự án gồm ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình, là những tỉnh ven biển Bắc Trung bộ, có đặc điểm chung về khí hậu là nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa châu Á, có mùa đông lạnh. Do yếu tố địa hình chi phối, phía Đông của vùng giáp biển với dải đồng bằng hẹp, phía Tây có dải núi Trường Sơn chắn gió nên thường xuyên đối mặt với hiện tượng gió phơn khô nóng vào mùa hè, bão và áp thấp nhiệt đới vào mùa mưa. Mặc dù giữa các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình có những nét tương đồng nhất định về điều kiện tự nhiên nói chung, đặc điểm khí tượng thủy văn nói riêng, mỗi nơi vẫn có những nét đặc thù riêng được qui định bởi vị trí địa lý và địa hình. Trong chương này sẽ trình bày sơ lược một số đặc điểm chế độ khí hậu, thuỷ văn ba tỉnh và chú trọng hơn đến điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các xã được chọn làm địa điểm nghiên cứu thí điểm của dự án.
2.1. Đặc điểm khí hậu thủy văn vùng dự án
2.1.1. Đặc điểm khí hậu
Theo phân vùng khí hậu Việt Nam của Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (2013), Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình là các tỉnh nằm giữa vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, phía bắc có Thanh Hoá và phía nam có Thừa Thiên - Huế. Ba tỉnh có sự đồng nhất tương đối về chế độ nhiệt, bức xạ nhưng tương đối khác nhau về chế độ mưa, ẩm. Nằm chủ yếu về phía đông của dãy Trường Sơn có hướng gần như trực giao với hướng gió thịnh hành nên đặc điểm chung của khí hậu ba tỉnh NHQ là mùa đông lạnh, ẩm còn mùa hè khô, nóng. Mùa mưa về cơ bản trùng với mùa hè và hơi dịch về đầu mùa đông ở các vùng phía nam.
Bảng 2.1dẫn ra một số đặc trưng cơ bản của nhiệt độ và lượng mưa lấy trung bình trên tất cả các trạm quan trắc của từng tỉnh từ số liệu của dự án. Có thể nhận thấy rằng, nhiệt độ trung bình năm của ba tỉnh không khác nhau nhiều, dao động từ 23.7oC ở Nghệ An đến 24.4oC ở Quảng Bình. Các tháng chính đông (12, 1, 2) nhiệt độ trung bình giảm xuống dưới 20oC trong khi nhiệt độ các tháng chính hè (6, 7, 8) đạt xấp xỉ 30oC. Tháng lạnh nhất trong năm là tháng 1, còn tháng nóng nhất là tháng 7. Càng vào phía nam nhiệt độ trung bình càng tăng. Nhiệt độ cực đại trung bình cũng khá cao và phù hợp với nhiệt độ trung bình, với các tháng nóng nhất đều trên 34oC, tháng lạnh nhất khoảng 21oC. Cả ba tỉnh đều có 5 tháng (11, 12, 1, 2, 3) mà nhiệt độ cực tiểu trung bình dưới 20oC, với tháng lạnh nhất có thể xuống đến 15oC (Nghệ An).
Về mùa đông, gió mùa đông bắc làm giảm nhiệt độ trên cả vùng một cách đáng kể. Các vùng núi phía bắc Nghệ An có những năm đã quan trắc được nhiệt độ xuống dưới 0oC (Quỳ Châu: -0.5oC; Quỳ Hợp: -0.3oC). Nhiệt độ thấp nhất ở Hà Tĩnh cũng đã quan trắc được 0.7oC (Hương Sơn). Do ảnh hưởng của dãy Hoành Sơn - Đèo Ngang nên nhiệt độ mùa đông ở Quảng Bình cao hơn một cách đáng kể so với Nghệ An và Hà Tĩnh, với giá trị thấp nhất quan trắc được là 2.4oC (Ba Đồn). Số ngày rét đậm (nhiệt độ trung bình ngày dưới 15oC), rét hại (nhiệt độ trung bình ngày dưới 13oC) cũng giảm dần từ Nghệ An (khoảng 20 ngày rét đậm, 7 ngày rét hại trong năm) đến Quảng Bình (khoảng 12 ngày rét đậm, 3 ngày rét hại trong năm) và xuất hiện nhiều nhất vào các tháng chính đông (tháng 12-2). Về mùa hè, do ảnh hưởng của gió tây khô nóng hay còn gọi là hiệu ứng phơn, NHQ phải chịu nhiều đợt nắng nóng kéo dài. Nhiệt độ cao nhất đã quan trắc được ở Nghệ An là 43oC (Tây Hiếu), ở Hà Tĩnh là 42oC (Hương Khê), còn ở Quảng Bình là 41.6oC (Tuyên Hoá). Số ngày nắng nóng (nhiệt độ cực đại ngày trên 35oC) hơi tăng dần từ Nghệ An (48 ngày/năm) đến Quảng Bình (51 ngày/năm), nhưng số ngày nắng nóng mạnh (nhiệt độ cực đại ngày trên 37oC) không khác nhau (bảng 2.1). Trong năm số ngày nắng nóng xuất hiện nhiều nhất vào các tháng chính hè (khoảng cuối tháng 5 đến hết tháng 8).
Bảng 2.1: Một số đặc trưng nhiệt độ và lượng mưa khu vực NHQ
|
Nhiệt độ trung bình tháng và năm (oC) |
||||||||||||
Tháng Tỉnh |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Năm |
Nghệ An |
17.3 |
18.4 |
20.8 |
24.5 |
27.4 |
28.8 |
28.8 |
27.9 |
26.5 |
24.3 |
21.4 |
18.3 |
23.7 |
Hà Tĩnh |
17.6 |
18.6 |
21.0 |
24.7 |
27.8 |
29.4 |
29.5 |
28.4 |
26.6 |
24.2 |
21.4 |
18.5 |
24.0 |
Quảng Bình |
18.4 |
19.4 |
21.6 |
25.0 |
27.9 |
29.5 |
29.6 |
28.6 |
26.8 |
24.6 |
22.0 |
19.2 |
24.4 |
|
Nhiệt độ cực đại trung bình tháng và năm (oC) |
||||||||||||
Nghệ An |
21.1 |
22.0 |
24.9 |
29.3 |
32.8 |
33.9 |
34.0 |
32.8 |
31.0 |
28.5 |
25.6 |
22.6 |
28.2 |
Hà Tĩnh |
20.9 |
21.7 |
24.7 |
29.2 |
32.8 |
34.1 |
34.3 |
33.1 |
30.8 |
28.0 |
24.9 |
21.9 |
28.0 |
Quảng Bình |
21.6 |
22.6 |
25.4 |
29.6 |
32.9 |
34.1 |
34.2 |
33.2 |
31.0 |
28.1 |
25.2 |
22.3 |
28.4 |
|
Nhiệt độ cực tiểu trung bình tháng và năm (oC) |
||||||||||||
Nghệ An |
15.0 |
16.2 |
18.4 |
21.6 |
24.0 |
25.4 |
25.4 |
24.9 |
23.8 |
21.8 |
18.7 |
15.7 |
23.7 |
Hà Tĩnh |
15.5 |
16.7 |
18.8 |
21.9 |
24.5 |
26.1 |
26.1 |
25.4 |
23.9 |
21.9 |
19.1 |
16.3 |
23.7 |
Quảng Bình |
16.3 |
17.5 |
19.4 |
22.3 |
24.6 |
26.3 |
26.2 |
25.5 |
24.1 |
22.2 |
19.8 |
17.1 |
23.7 |
|
Tổng lượng mưa tháng và năm (mm) |
||||||||||||
Nghệ An |
28.0 |
29.2 |
38.7 |
72.5 |
154.2 |
140.1 |
146.5 |
257.7 |
360.2 |
320.4 |
80.2 |
34.2 |
1662.0 |
Hà Tĩnh |
70.4 |
51.8 |
56.1 |
72.9 |
162.6 |
123.7 |
113.3 |
240.2 |
485.6 |
617.0 |
232.4 |
111.2 |
2337.4 |
Quảng Bình |
48.9 |
40.5 |
45.5 |
73.1 |
146.5 |
114.8 |
105.1 |
230.7 |
452.1 |
640.2 |
250.0 |
96.9 |
2244.2 |
|
Lượng mưa ngày lớn nhất tháng và năm (mm) |
||||||||||||
Nghệ An |
87.6 |
102.5 |
120.5 |
157.0 |
343.2 |
341.0 |
432.7 |
425.0 |
788.4 |
640.7 |
324.4 |
160.9 |
788.4 |
Hà Tĩnh |
616.2 |
99.1 |
118.8 |
191.6 |
483.1 |
390.0 |
486.6 |
573.1 |
538.6 |
830.0 |
401.6 |
248.0 |
830.0 |
Quảng Bình |
112.2 |
116.7 |
131.5 |
209.9 |
470.4 |
431.6 |
355.6 |
755.1 |
643.0 |
686.6 |
410.0 |
213.0 |
755.1 |
|
Xác suất (%) tổng lượng mưa tháng lớn hơn hoặc bằng 100mm/tháng |
|
|||||||||||
Nghệ An |
2.1 |
1.8 |
3.3 |
23.8 |
69.0 |
60.0 |
57.9 |
88.5 |
91.1 |
81.5 |
28.1 |
6.3 |
-- |
Hà Tĩnh |
22.6 |
9.4 |
10.1 |
24.9 |
69.5 |
51.1 |
41.0 |
79.0 |
97.3 |
95.1 |
71.8 |
37.9 |
-- |
Quảng Bình |
4.9 |
7.7 |
8.1 |
23.7 |
61.8 |
46.6 |
39.6 |
78.7 |
97.0 |
96.2 |
78.2 |
40.1 |
-- |
Số ngày mưa với lượng mưa lớn hơn hoặc bằng 0.1mm/ngày |
|||||
Các tháng Tỉnh |
12-1-2 |
3-4-5 |
6-7-8 |
9-10-11 |
Cả năm |
Nghệ An |
23.5 |
28.6 |
31.1 |
33.1 |
116.4 |
Hà Tĩnh |
31.6 |
29.9 |
24.8 |
41.6 |
127.8 |
Quảng Bình |
29.4 |
27.2 |
26.6 |
47.4 |
130.5 |
Số ngày nắng nóng (NN35), nắng nóng mạnh (NN35), rét đậm (RD15), rét hại (RH13), |
||||||
NN35 |
NN37 |
RD15 |
RH13 |
ML50 |
ML100 |
|
Nghệ An |
47.8 |
16.4 |
20.1 |
7.1 |
7.5 |
2.4 |
Hà Tĩnh |
50.0 |
15.4 |
18.6 |
6.3 |
7.6 |
2.5 |
Quảng Bình |
50.8 |
16.1 |
12.1 |
3.0 |
7.7 |
2.5 |
Có sự khác nhau khá rõ về phân bố lượng mưa ở ba tỉnh NHQ (bảng 2.1). Ở Nghệ An, lượng mưa trung bình trên toàn tỉnh là 1662mm/năm, thấp nhất là 1145mm/năm (Mường Xén), cao nhất là 2198mm/năm (Thác Muối), trong khi đó các giá trị tương ứng đối với Hà Tĩnh là 2337mm/năm, thấp nhất 1932mm/năm (Sơn Diễm), cao nhất 2750mm/năm (Kỳ Anh), còn ở Quảng Bình là 2244mm/năm, thấp nhất 1979mm/năm (Ba Đồn) và cao nhất 2562 mm/năm (Trường Sơn). Trong năm, ở Nghệ An, lượng mưa tháng ít nhất rơi vào tháng 1 (28mm/tháng) và cao nhất vào tháng 8 (360mm/tháng), trong khi ở Hà Tĩnh và Quảng Bình lượng mưa tháng thấp nhất đều rơi vào tháng 2 (52mm/tháng ở Hà Tĩnh và 40mm/tháng ở Quảng Bình), và cao nhất rơi vào tháng 9 (gần 620mm/tháng ở Hà Tĩnh và 640mm/tháng ở Quảng Bình).
Chế độ mưa ở NHQ khá phức tạp. Tổng số ngày mưa có lượng mưa đo được từ 0.1mm/ngày trở lên trong năm chiếm khoảng 1/3 số ngày trong năm, thấp nhất ở Nghệ An (116 ngày), cao nhất ở Quảng Bình (130 ngày) (bảng 2.1). Trong những tháng mùa đông, bên cạnh nền nhiệt độ giảm thấp là những đợt mưa nhỏ, mưa phùn kéo dài làm gia tăng cảm giác rét, lạnh. Điều đó cũng dẫn đến sự phân bố số ngày mưa khá đồng đều cho các mùa. Nếu xem mùa mưa là các tháng liên tục trong năm có xác suất lượng mưa tháng ≥100mm/tháng đạt ít nhất 50% (Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc, 1993) thì mùa mưa ở Nghệ An kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 (6 tháng) trong khi ở Hà Tĩnh và Quảng Bình là từ tháng 8 đến tháng 11 (4 tháng) (bảng 2.1). Mặc dù vậy, cả ba tỉnh đều có xác suất của lượng mưa tháng ≥100mm/tháng lớn hơn vào tháng 5, giảm đi vào các tháng 6, 7 và tăng lên đột ngột từ tháng 8. Mưa nhiều hơn vào khoảng tháng 5, tháng 6 ở NHQ là hệ quả của nhiều quá trình thời tiết phức tạp và gây nên “lũ tiểu mãn” vào thời kỳ này.
Số ngày mưa lớn (lượng mưa ngày trên 50mm/ngày) và mưa rất lớn (lượng mưa ngày trên 100mm/ngày) ở ba tỉnh hầu như không khác nhau, tương ứng khoảng 7-8 ngày mưa lớn và 2-3 ngày mưa rất lớn trong năm (bảng 2.1).
2.1.2. Đặc điểm thuỷ văn
Sông ngòi là sản phẩm của khí hậu. Do có lượng mưa khá phong phú nên mạng lưới sông ngòi ở các tỉnh NHQ khá dày đặc. Ở Nghệ An, mạng lưới sông ngòi chủ yếu chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, ngắn và dốc. Sông ngòi ở đây có giá trị lớn đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, nhưng do đặc điểm khí hậu, chế độ thủy văn cũng không đều theo mùa và theo vùng, vì vậy thường xảy ra tình trạng lũ lụt, hạn hán ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống. Phần lớn sông ngòi ở Nghệ An thuộc hệ thống sông Lam (còn gọi là sông Cả). Đây là hệ thống sông có ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng nghiên cứu thí điểm của dự án nên sẽ được trình bày chi tiết dưới đây.
Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có các sông lớn là Sông La, sông Ngàn Sâu, sông Ngàn Phố và một số sông nhỏ khác. Sông Ngàn Sâu dài 131 km, có lưu vực rộng 2.061 km2, có nhiều nhánh sông bé như sông Tiêm, Rào Trổ, Ngàn Trươi. Sông Ngàn Phố dài 86 km, lưu vực 1.065 km2. Sông La là hợp lưu của hai nhánh Ngàn Phố và Ngàn Sâu có tổng diện tích là 3.210km2 đổ vào hạ lưu sông Lam tại Chợ Tràng, rồi đổ ra biển qua cửa Hội. Các sông nhỏ khác của tỉnh Hà Tĩnh đổ ra biển qua các cửa Sót, cửa Nhượng, cửa Khẩu. Sông nhánh Ngàn Sâu, Ngàn Phố bắt nguồn từ vùng núi cao phía Tây Hà Tĩnh, nơi có lượng mưa năm lớn. Lũ lớn và lũ quét thường xảy ra trên lưu vực, đặc biệt trên sông Ngàn Phố, gây thiệt hại nghiêm trọng tới cuộc sống và tài sản của dân trong vùng, như lũ lớn trong năm 1960, 1989 và đặc biệt năm 2002, 2010. Nói chung các hệ thống sông này không ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng nghiên cứu thí điểm của dự án.
Quảng Bình có mật độ sông ngòi tương đối dày. Toàn tỉnh có hai hệ thống sông lớn là sông Gianh, sông Nhật Lệ và một số sông nhỏ như sông Roòn, sông Lý Hoà,... Hầu hết các con sông bắt nguồn từ dải núi Trường Sơn đổ ra biển Đông. Sông ngắn và do nhiều phụ lưu hợp thành, trong đó Nhật Lệ là sông liên quan trực tiếp đến xã Võ Ninh - xã nghiên cứu điểm trong dự án.
Hệ thống sông Lam
Hệ thống sông Lam là một trong chín lưu vực sông lớn nhất Việt Nam. Các sông suối đổ vào dòng chính đều ngắn và dốc, bắt nguồn từ vùng núi cao của các tỉnh Xiêng Khoảng (Lào), Nghệ An và Hà Tĩnh. Tổng số có 44 sông nhánh cấp I gồm là Nậm Mô, Huổi Nguyên, sông Hiếu, sông Giăng và sông La…, trong đó diện tích lưu vực nhỏ nhất là Khe Trò 20km2 và diện tích lớn nhất là sông Hiếu 5.340km2. Mật độ lưới sông 0,6 km/km2. Sông Hiếu là sông nhánh cấp I lớn nhất, chiều dài sông là 228km, bắt nguồn từ dãy núi cao Pù Hoạt có độ cao đỉnh núi 2.452m trên huyện Quế Phong, Quỳ Châu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ đổ vào sông chính tại ngã ba Cây Chanh. Lượng mưa trung bình ở thượng nguồn sông là 2.200mm, hạ du là 1.600mm. Dòng chảy năm chiếm 32,3% dòng chảy sông Lam tại Yên Thượng. Lũ lớn trên sông Hiếu từng xảy ra vào các năm 1962, 1978, 1988, 2010, 2013. Dòng chảy năm của các sông Nậm Mô, sông Hiếu, sông Giăng chiếm tới 62,3% lượng dòng chảy năm tới Yên Thượng.
Trên lưu vực sông Lam đã và đang xây dựng nhiều hồ chứa nước lớn, gồm hồ chứa Bản Vẽ và Khe Bố trên dòng chính, hồ Bản Mồng trên sông Hiếu, hồ Thác Muối trên sông Giăng, hồ sông Sào trên sông Sào. Ngoài những hồ chứa trên, còn nhiều hồ chứa khác trên các sông suối nhỏ, với dung tích nhỏ chủ yếu phục vụ nông nghiệp. Hồ chứa Bản Vẽ và Thác Muối là hai hồ chứa có dung tích phòng lũ cho hạ du sông Lam.
Hiện nay quy trình vận hành của các hồ chứa được thực hiện theo Quyết định 1337/QĐ-TTg về vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Lam trong mùa lũ, nhưng chưa có quy trình vận hành liên hồ chứa vào mùa kiệt. Do đó, cần nghiên cứu đưa ra quy trình vận hành tối ưu cho các hồ chứa vào mùa kiệt nhằm giảm thiểu những tác hại của nước gây ra cho vùng hạ lưu trong mùa.
Đặc điểm thủy văn mùa lũ: Mùa lũ trên lưu vực sông Lam tại hạ du bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. Lũ lớn xuất hiện tập trung vào tháng 9, 10, 11. Lũ lụt ở tỉnh Nghệ An thường tập trung vào các thời kỳ:
· Lũ tiểu mãn: xảy ra vào tháng 5, tháng 6.
· Lũ hè thu (lũ sớm) xảy ra từ tháng 7 đến nửa đầu tháng 9.
· Lũ chính vụ xảy ra vào tháng 9, 10 và 11.
· Lũ muộn vào tháng 12.
Đặc điểm thủy văn mùa kiệt: Mùa kiệt trên lưu vực sông Lam bắt đầu từ tháng 1 và kết thúc vào cuối tháng 8 hàng năm, giữa mùa kiệt vào các tháng 5, 6 có xuất hiện lũ tiểu mãn, vì vậy dòng chảy trên sông Lam có 2 thời kỳ kiệt khác biệt nhau:kiệt vào tháng 3 ÷ 4 và kiệt vào tháng 7 ÷ 8. Trong những năm qua kiệt vào tháng 3 ÷ 4 ảnh hưởng tới sản xuất nhiều hơn kiệt vào tháng 7 ÷ 8. Thời gian bắt đầu và kết thúc mùa kiệt trên toàn lưu vực sông Lam không giống nhau. Vùng thượng nguồn dòng chính bắt đầu kiệt từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Vùng trung lưu thời gian kiệt bắt đầu từ cuối tháng 11 đầu tháng 12 và kết thúc vào cuối tháng 7 và nửa đầu tháng 8 (vùng sông Hiếu, sông Giăng, sông La). Dòng chảy kiệt phân bố trên toàn lưu vực rất không đều, vùng từ thượng nguồn Yên Thượng có mô đun dòng chảy kiệt nhỏ nhất khoảng 3,0 l/s.km2 và thường xuất hiện vào tháng 3. Tại Cửa Rào mô đun kiệt 2,9 l/s.km2, trong khi đó các sông nhánh hạ du có mô đun kiệt 10,0 l/s.km2 và xuất hiện vào tháng 7. Dòng chảy kiệt trên các chi lưu và dòng chính lệch pha nhau, không xuất hiện cùng thời gian là thuận lợi lớn trong việc sử dụng nguồn nước sông Lam phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hiện tượng hạn hán có xu hướng khắc nghiệt hơn làm cho nước vùng hạ lưu bị nhiễm mặn xâm nhập sâu hơn vào trong nội địa.
Hệ thống sông Nhật Lệ
Đây là hệ thống sông lớn thứ hai của tỉnh Quảng Bình, nhận nước từ 2 phụ lưu chính là sông Kiến Giang và sông Long Đại. Đoạn sông mang tên Nhật Lệ được tính từ ngã 3 sông Long Đại về đến cửa Nhật Lệ dài 17km. Hệ thống sông Nhật Lệ bắt nguồn từ dải núi Trương Sơn trên địa phận huyện Lệ Thủy có chiều dài 96km, diện tích lưu vực rộng 2.647km2 với 24 phụ lưu lớn nhỏ.
Sông Kiến Giang: Bắt nguồn từ vùng núi phía Tây Nam huyện Lệ Thuỷ chảy quanh co theo hướng chính Tây Nam - Đông Bắc trên địa phận huyện Lệ Thủy, đi vào địa phận huyện Quảng Ninh, sông được mở rộng và hợp lưu với sông Long Đại đổ nước vào sông Nhật Lệ. Sông Kiến Giang có chiều dài 69km, độ dốc nhỏ, trước khi có đập ngăn mặn ở Mỹ Trung, về mùa hè nhiều năm nước mặn ở biển do thuỷ triều đẩy lên đã vượt quá cầu Mỹ Trạch, cách cửa biển Nhật Lệ trên 40km.
Sông Long Đại: Là hợp lưu của 3 nhánh sông nhỏ bắt nguồn từ vùng núi biên giới Việt - Lào trên địa bàn các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh và Lệ Thuỷ, về đến Bến Tiêm hợp thành sông Long Đại, sau đó hợp lưu với sông Kiến Giang, cùng đổ nước vào sông Nhật Lệ.
2.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội các xã dự án triển khai thí điểm
Trong mục này sẽ trình bày một số nét cơ bản điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của ba xã Hưng Nhân (Hưng Nguyên, Nghệ An), Yên Hồ (Đức Thọ, Hà Tĩnh) và Võ Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình) được chọn làm nghiên cứu thí điểm. Cả ba xã đều thuộc vùng đồng bằng hạ du các con sông nên địa hình tương đối bằng phẳng. Số liệu, tài liệu được sử dụng ở đây là kết quả điều tra xã hội học của dự án. Nhằm đánh giá điều kiện kinh tế của các xã, đã sử dụng các tiêu chí phân loại thống kê sau:
· Phân loại hộ gia đình giàu, nghèo dựa trên đánh giá của chính quyền địa phương.
· Phân loại hộ gia đình theo ngành nghề được chia thành hai loại là sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
· Phân loại theo thu nhập được tính bằng tổng thu nhập của cả gia đình chia cho số thành viên của gia đình trong một tháng; ngưỡng để phân loại hộ khá giả và hộ không khá giả được tính bằng 1/2 của hiệu thu nhập/người/tháng của hộ có thu nhập nhiều nhất với hộ có thu nhập ít nhất trong tổng số 10 hộ được lấy ngẫu nhiên từ tập phiếu điều tra.
2.2.1 Xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên
· Điều kiện tự nhiên
Xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An là một trong 23 đơn vị hành chính của huyện Hưng Nguyên (hình 2.1). Là một trong 6 xã ở vùng đồng bằng phía Đông Nam của huyện, xã Hưng Nhân tiếp giáp với tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, giáp Hưng Châu ở phía Bắc, giáp Hưng Khánh ở phía Tây và là xã nằm hoàn toàn ngoài đê bờ trái sông Lam (hình 2.1). Tổng diện tích đất tự nhiên là 646,64ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 325,03ha, dân số là 3.415 người (năm 2011).
· Đặc điểm kinh tế - xã hội
Cơ cấu nông nghiệp của Hưng Nhân chỉ có hai ngành trồng trọt và chăn nuôi. Mặc dù giáp sông Lam nhưng xã cũng không có hoạt động ngư nghiệp. Tổng diện tích đất trồng trọt ổn định là 290 ha. Trong năm có 2 vụ sản xuất là hè thu và đông xuân. Vụ hè thu là vụ sản xuất chính với 145ha diện tích đất canh tác, trong đó lúa là cây trồng chủ đạo. Diện tích trồng lúa thường chiếm từ 80 - 90% diện tích đất ruộng, nhưng đang có xu hướng giảm.
Năng suất và sản lượng lúa không ổn định do hạn hán kéo dài, nguồn nước để phục vụ sản xuất bị nhiễm mặn. Việc cắt điện luân phiên liên tục ở đầu vụ sản xuất cũng là nguyên nhân làm cho diện tích lúa bị chết nhiều do thiếu nước tưới trầm trọng (Báo cáo kinh tế xã hội xã Hưng Nhân). Ngoài lúa, vụ hè thu còn gieo trồng đậu, kê, vừng và ngô. Vụ đông xuân là vụ sản xuất phụ, chủ yếu trồng ngô (diện tích dao động từ 40 - 60 ha) và rau màu. Hoạt động chăn nuôi của địa phương không phát triển. Trong cơ cấu vật nuôi, gia cầm chiếm tỉ trọng lớn nhất, tiếp đó là bò và trâu.
Kết quả điều tra xã hội học năm 2013 của dự án về tình hình kinh tế của cư dân xã Hưng Nhân được dẫn ra trong bảng 2.2. Ở đây, dự án đã tiến hành điều tra 148 hộ gia đình. Thông tin nhận được dưới dạng bảng hỏi. Kết quả đánh giá phân loại điều kiện kinh tế của xã Hưng Nhân cho thấy (bảng 2.2):
· 100/148 hộ là hộ giàu đạt tỉ lệ 68%, còn lại là 32% hộ nghèo.
· 81/148 hộ là hộ nông nghiệp đạt tỉ lệ 55%, 1% là hộ thủy sản, còn lại là các hộ khác với ngành nghề chủ yếu như: làm thuê, buôn bán, dịch vụ, trợ cấp xã hội, lương hưu với tỉ lệ 44%.
· 33/148 hộ là hộ khá giả với tỉ lệ 22%, còn lại là 114 hộ không khá giả đạt tỉ lệ 77%.
Như vậy, đa số hộ gia đình thuộc xã Hưng Nhân tham gia cuộc điều tra có nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, rất ít hộ nuôi trồng, đánh bắt thủy sản. Tỉ lệ hộ gia đình không khá giả chiếm tới 77% cũng phản ánh điều kiện kinh tế khó khăn của các hộ gia đình nơi đây.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Hưng Nguyên
Bảng 2.2: Kinh tế hộ gia đình xã Hưng Nhân theo kết quả điều tra năm 2013
TT |
Nội dung |
Tên gọi |
Số hộ |
Tỉ lệ |
1 |
Phân loại hộtheo giàu nghèo |
Giàu |
100 |
68% |
Nghèo |
48 |
32% |
||
2 |
Loại hộtheo ngành nghề |
Nông nghiệp |
81 |
55% |
Thủy sản |
2 |
1% |
||
3 |
Phân loại hộ theo tổng thu nhập |
Khá giả (trên 1.215.000đ/người/tháng) |
33 |
22% |
Không khá giả (dưới 1.215.000đ/người/tháng) |
114 |
77% |
2.2.2 Xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ
· Điều kiện tự nhiên
Xã Yên Hồ (hình 2.2), huyện Đức Thọ nằm ở phía Đông Bắc của huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, với tổng diện tích đất tự nhiên là 746,25 ha. Phía Bắc giáp xã Đức Quang và xã Đức Vĩnh, phía Nam giáp xã Đức Thịnh, phía Đông giáp thị xã Hồng Lĩnh, phía Tây giáp xã Đức Nhân và xã Đức La (hình 2.2). Yên Hồ là xã đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng với xu thế cao dần về hướng Đông Bắc, đồng ruộng phân bố khá đồng đều và tập trung.
Yên Hồ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng 25,3oC, nhiệt độ cao nhất về mùa hè: 37oC đến 38,5oC, nhiệt độ thấp nhất về mùa đông: 12oC đến 15oC. Độ ẩm không khí tương đối trung bình hàng năm khoảng 85%. Độ ẩm cao nhất xuất hiện vào các tháng cuối mùa đông khoảng 90%. Bình quân có 230 ngày nắng trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2.300mm. Số ngày mưa trong năm giao động từ 170 - 180 ngày. Lượng mưa phân bố trong năm không đều. Do có dãy Hồng Lĩnh chắn gió phía Đông, nên Yên Hồ ít chịu ảnh hưởng của bão.
· Đặc điểmkinh tế - xã hội
Do nằm ở trong đê sông La nên đất đai không được bồi đắp hằng năm. Tuy nhiên, do vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ nên khi có lũ lụt lớn vùng này vẫn được bổ sung phù sa. Trung bình mười năm có lại có một trận lũ lớn. Diện tích đất màu rất ít, chủ yếu là đất phù sa với thành phần đất thịt nhẹ. Canh tác lúa nước là chính. Đất đang bị thoái hóa dần do quá trình sản xuất nông nghiệp và thường xuyên bị xâm nhập mặn.
Toàn bộ xã Yên Hồ chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều sông La. Đỉnh triều cao nhất trong kênh nhà Lê (đấu nối trực tiếp với sông La) là +6.50 m, so với cốt trung bình của đồng ruộng hai bên kênh là +8.50 m. Mạng lưới thủy lợi đang được xây dựng để dẫn nước tưới và tiêu cho đồng ruộng.
Kết quả điều tra xã hội học năm 2013 của dự án về tình hình kinh tế của cư dân xã Yên Hồ được dẫn ra trong bảng 2.3. Trong 3 xã nghiên cứu thí điểm của dự án, xã Yên Hồ có số hộ gia đình tham gia điều tra lớn nhất là 188 hộ. Tiêu chí đánh giá, phân loại hộ cũng được thực hiện như đối với xã Hưng Nhân (mục 2.2.1). Kết quả nhận được đối với xã Yên Hồ (bảng 2.3) cho thấy, đa số hộ trong xã đạt loại hộ giàu (160/188 hộ), chiếm 85%, cao hơn nhiều so với xã Hưng Nhân. Số hộ làm nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt) ở Yên Hồ chiếm 56%, tương đương với Hưng Nhân, nhưng không có hộ nào tham gia hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Tỷ lệ số hộ đạt mức khá giả là 41%, cao hơn nhiều so với Hưng Nhân, nhưng mức thu nhập bình quân đầu người lại thấp hơn đáng kể (1.050.000 đ/người/thángso với 1.215.000 đ/người/tháng).
Như vậy, so với mặt bằng chung của xã, ở Yên Hồ số hộ nghèo không nhiều, chỉ có 28 hộ trong số 188 hộ tham gia điều tra. Tỷ lệ số hộ làm nông nghiệp chiếm trên 50%, số còn lại chủ yếu có thu nhập từ việc làm thuê, buôn bán, trợ cấp xã hội, lương hưu,… Số hộ có mức thu nhập khá giả và không khá giả so với mặt bằng trong xã tương ứng là 41% và 56%, tức chênh lệch nhau không nhiều.
Hình 2.2: Bản đồ hành chính huyện Đức Thọ
Bảng 2.3: Kinh tế hộ gia đình xã Yên Hồ theo kết quả điều tra năm 2013
TT |
Nội dung |
Tên gọi |
Số hộ |
Tỉ lệ |
1 |
Phân loại hộtheo giàu nghèo |
Giàu |
160 |
85% |
Nghèo |
28 |
15% |
||
2 |
Loại hộtheo ngành nghề |
Nông nghiệp |
105 |
56% |
Thủy sản |
0 |
0% |
||
3 |
Phân loại hộ theo tổng thu nhập |
Khá giả (trên 1.050.000đ/người/tháng) |
77 |
41% |
Không khá giả (dưới 1.050.000đ/người/tháng) |
111 |
59% |
2.2.3 Xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh
· Điều kiện tự nhiên
Xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh cũng là xã được chọn làm địa điểm nghiên cứu điểm của dự án. Xã Võ Ninh nằm về phía Nam thị trấn Quán Hàu, thuộc vùng Đông Bắc huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Phía Đông giáp xã Hải Ninh, cồn cát và biển, phía Nam giáp xã Gia Ninh, phía Tây giáp xã Hàm Ninh và Duy Ninh, phía Bắc giáp thị trấn Quán Hàu và xã Bảo Ninh - thành phố Đồng Hới (hình 2.3). Là xã thuộc vùng đồng bằng của tỉnh Quảng Bình, phía Đông có địa hình cao với những đồi cát, phía Tây của xã có địa hình thấp trũng. Diện tích còn lại có địa hình bằng phẳng nhưng thấp. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Chế độ thuỷ văn trong khu vực là kết quả phản ánh điều kiện khí hậu và địa hình. Xã Võ Ninh có lượng mưa trung bình năm khá cao (2200 mm/năm), địa hình thấp dần về phía Tây và Nam tạo nên chế độ thủy văn riêng biệt của xã. Phía Tây Nam của xã có sông Trúc Ly là phụ lưu bên bờ phải của sông Nhật Lệ. Vào mùa mưa lũ nước sông dồn về, khi kết hợp với triều cường làm cho mực nước sông lên rất nhanh, gây ngập lụt diện rộng. Ngược lại, về mùa khô, dòng chảy kiệt nhỏ và mực nước sông thấp, dẫn đến nước biển xâm nhập làm cho nước sông bị nhiễm mặn, ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên có thể vận dụng đặc điểm này để quy hoạch phát triển, nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ.
· Đặc điểmkinh tế - xã hội
Khác với hai xã Hưng Nhân (Nghệ An) và Yên Hồ (Hà Tĩnh), ở xã Võ Ninh, ngoài nông nghiệp, đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất.
Trong sản xuất nông nghiệp, cơ cấu cây trồng nói chung phù hợp với điều kiện đất đai canh tác ở địa phương. Các biện pháp khoa học kỹ thuật đưa vào sản xuất thâm canh đã được áp dụng, như xây dựng lịch thời vụ thích hợp, gieo cấy đúng thời vụ, đầu tư phân bón đầy đủ. Tuy vậy, vào giai đoạn đầu của vụ Đông Xuân thời tiết thường không thuận lợi, rét đậm, rét hại kéo dài, triều cường dâng cao gây ngập úng. Theo số liệu thống kê năm 2009, diện tích lúa gieo cấy và thu hoạch là 511 ha, năng suất bình quân đạt 50,74 tạ/ha. So với năm 2008, năng suất và sản lượng lúa của xã tăng tương ứng là 1,08 tạ/ha và 68,22 tấn.
Hình 2.3: Bản đồ hành chính huyện Quảng Ninh
Đối với ngành thủy sản, tổng diện tích nuôi trồng toàn xã là 112,49 ha. Tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản hàng năm thường vượt kế hoạch. Tình hình nuôi trồng thủy sản cá nước ngọt khá ổn định. Tuy nhiên, việc nuôi tôm nước lợ vẫn gặp nhiều khó khăn do bị dịch bệnh đốm trắng, gây thiệt hại không nhỏ.
Kết quả điều tra xã hội học năm 2013 của dự án về tình hình kinh tế của cư dân xã Yên Hồ được dẫn ra trong bảng 2.4, trong đó tổng số hộ gia đình tham gia điều tra là 134 hộ. Qua đó nhận thấy, tỷ lệ hộ giàu ở Võ Ninh là 77%, thấp hơn Yên Hồ nhưng cao hơn nhiều so với Hưng Nhân. Đáng chú ý ở đây là, mặc dù tỷ lệ hộ gia đình sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản gần tương đương nhau (23% và 18%), nhưng cũng chỉ chiếm 41%. Nghĩa là có đến 59% số hộ gia đình không sống bằng nghề nông nghiệp hoặc nuôi trồng thuỷ sản mà bằng các nghề khác, như buôn bán, làm thuê, hưởng trợ cấp xã hội, lương hưu,… So với mức thu nhập bình quân đầu người trong xã (1.185.000đ/người/tháng) thì ở Võ Ninh có 40% số hộ đạt mức khá giả, tương đương với xã Yên Hồ nhưng cao hơn xã Hưng Nhân.
Bảng 2.4: Kinh tế hộ gia đình xã Võ Ninh theo kết quả điều tra năm 2013
TT |
Nội dung |
Tên gọi |
Số hộ |
Tỉ lệ |
1 |
Phân loại hộtheo giàu nghèo |
Giàu |
103 |
77% |
Nghèo |
31 |
23% |
||
2 |
Loại hộtheo ngành nghề |
Nông nghiệp |
31 |
23% |
Thủy sản |
24 |
18% |
||
3 |
Phân loại hộ theo tổng thu nhập |
Khá giả (trên 1.185.000đ/người/tháng) |
54 |
40% |
Không khá giả (dưới 1.185.000đ/người/tháng) |
80 |
60% |