- Trang chủ
- Dự án FIRST
- BKTT_VN
- Dự báo nội mùa và dự báo mùa
- Đề tài QG.22.81
- Dự án 11-P04-VIE
- Giới thiệu DA 11-P04-VIE
- Báo cáo tổng kết dự án
- Mở đầu
- Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Kết luận
- Phụ lục
- Điều tra khảo sát thực địa
- Hệ thống TTNBTG (PIS)
- Kết quả và tài liệu
- Các công trình công bố
- Dự báo thời tiết
- Ảnh thực địa và tài liệu khác
- Tin tức và sự kiện
- Kiến thức về Biến đổi Khí hậu
- Các thành viên tham gia Dự án
- Thông tin Nội bộ
- Liên hệ
- Dành cho Sinh viên
Số người đang truy cập
Hiện tại có 520 người đang truy cập, trong đó có 0 thành viên.Tổng số truy cập 2033762
KẾT LUẬN
Một trong những thách thức lớn nhất đối với vấn đề nghiên cứu BĐKH, tác động của BĐKH và thích ứng với BĐKH ở Việt Nam là chưa có được sự hiểu biết cơ bản và đầy đủ mối tương tác phức tạp giữa các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội trong bối cảnh BĐKH, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, thiếu sự hợp tác giữa các ngành, các lĩnh vực, và đặc biệt là thiếu cơ sở hạ tầng về số liệu cũng như cơ chế chia sẻ dữ liệu. Nhận thức được điều đó, dự án “Nghiên cứu thuỷ tai do biến đổi khí hậu và xây dựng hệ thống thông tin nhiều bên tham gia nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương ở Bắc Trung Bộ Việt Nam (CPIS)” đã sử dụng cách tiếp cận đa ngành, đa lĩnh vực, trong đó tất cả các bên hưởng lợi đều tham gia vào dự án. Dự án đã tập hợp được một đội ngũ đông đảo các nhà khoa học Việt Nam và Đan Mạch có lĩnh vực chuyên môn sâu khác nhau cùng với lãnh đạo chính quyền các cấp và cộng đồng dân cư ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình cùng xây dựng một hệ thống thông tin về tác động của thuỷ tai do BĐKH và tính dễ bị tổn thương đối với hai lĩnh vực nông nghiệp và thuỷ sản. Từ những kết quả và sản phẩm nhận được của dự án có thể rút ra một số kết luận sau đây.
1) Phù hợp với sự nóng lên toàn cầu, nhiệt độ ở khu vực NHQ trong những thập kỷ qua cũng tăng lên và trong tương lai được dự tính còn tăng cao hơn. Nhiệt độ mùa hè tăng nhiều hơn nhiệt độ mùa đông và do đó các sự kiện nắng nóng có thể gia tăng. Lượng mưa mùa mưa và các hiện tượng mưa cực đoan được dự tính tăng mạnh, dẫn đến sự gia tăng các hiện tượng thuỷ tai liên quan đến lũ lụt trên khu vực ba tỉnh NHQ.
2) Vào các tháng mùa mưa, mức ngập lụt các dùng hạ du lưu vực sông Lam và sông Nhật Lệ được dự tính là tăng cả về diện ngập và độ sâu ngập lụt. Trong khi đó, vào các tháng mùa khô, do kết hợp giữa mực nước biển dâng và mực nước sông hạ thấp, hiện tượng xâm nhập mặn được dự tính sẽ xảy ra với cường độ mạnh hơn và lấn sâu vào nội đồng xa hơn.
3) Các hiện tượng thuỷ tai như lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn đã có những tác động tiêu cực đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản trên các vùng nghiên cứu thí điểm của dự án. Trong bối cảnh BĐKH, các hiện tượng lũ lụt, xâm nhập mặn được dự tính sẽ gia tăng mạnh, và do đó người dân ở các vùng này nói riêng, trên địa bàn ba tỉnh NHQ nói chung có thể còn chịu ảnh hưởng nặng nề hơn cùa các hiện tượng thuỷ tai.
4) Trước những tác động của thiên tai nói chung, người dân ba tỉnh NHQ đã có những kinh nghiệm trong việc chống chọi với thiên nhiên, giúp cho họ tồn tại từ đời này qua đời khác. Mặc dù vậy, dưới tác động của BĐKH những kinh nghiệm đó có thể sẽ ít hiệu lực hơn và do đó muôn vàn khó khăn thách thức đang chờ đợi họ. Trách nhiệm của chính quyền và các nhà khoa học là cần phải tìm ra được những giải pháp tối ưu giúp họ nâng cao nhận thức, nâng cao tính sẵn sàng và trang bị cho họ những công cụ cần thiết nhằm giảm thiểu tính dễ bị tổn thương do BĐKH.
5) Bằng sự đóng góp nhỏ bé của mình, dự án đã xây dựng được một hệ thống thông tin (PIS), trong đó có sự tham gia của các cấp chính quyền và cộng đồng dân cư, như là bộ công cụ tích hợp thông tin về BĐKH, nguy cơ xảy ra các hiện tượng thuỷ tai trong tương lai, các kiến thức bản địa từ các địa phương khác nhau cũng như nhiều thông tin hữu ích khác. Qua đó, các cấp chính quyền và cộng đồng dân cư ba tỉnh NHQ có thể khai thác, sử dụng và chia sẻ cho nhau, giúp nhau chủ động ứng phó với thuỷ tai do BĐKH. Website của dự án cũng đăng tải nhiều nguồn thông tin khác nhau, từ kiến thức về BĐKH, thông tin dự báo thời tiết, các tài liệu tham khảo hữu ích khác mà họ có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau.
6) Mặc dù còn một số hạn chế nhưng bộ công cụ tương tác trong PIS có thể giúp cho các cán bộ chuyên trách ở cấp tỉnh, cấp huyện và thậm chí cả cấp xã có thể sử dụng để tự mình đưa ra các kịch bản về tác động của thuỷ tai, tính dễ bị tổn thương do BĐKH nhằm mục đích xây dựng chiến lược và các kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cho địa phương mình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Báo cáo Đánh giá môi trường - Dự án Quản lý thiên tai Việt Nam WB5 - 2012. Ban quản lý Trung ương các dự án thủy lợi, CPO, 75 trang.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012: Kịch bản Biến đổi Khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam (cập nhật).
Hoàng Thái Bình, Trần Ngọc Anh, Đặng Đình Khá, 2010a: Ứng dụng mô hình MIKE FLOOD tính toán ngập lụt hệ thống sông Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. Tập 26, số 3S, 285.
Hoàng Thái Bình; Trần Ngọc Anh, 2010b: Ứng dụng bộ mô hình MIKE FLOOD tính toán ngập lụt cho hệ thống sông Nhật Lệ ứng với trận lũ năm 1999. Hội nghị Khoa học Địa lý toàn quốc lần thứ 5. Tuyển tập các báo cáo khoa học. tr. 921-930.
Lâm Bá Nam, 2012: Khai thác tri thức địa phương các dân tộc thiểu số phục vụ phát triển bền vững – Tiếp cận nhân học. http://lib.ussh.vnu.edu.vn/jspui/bitstream/123456789/1783/2/Khai%20thac%20tri%20thuc%20dia%20phuong.pdf, Thư viện điện tử, Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội. (4,6,15)
Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu, 2013: Khí hậu và tài nguyên khí hậu Việt Nam. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 296 trang.
Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc, 1993: Khí hậu Việt Nam. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, ??? trang
Phan Thanh Tịnh, 2011: Bàn về lũ lụt Quảng Bình và các biện pháp phòng chống. Thông tin Khoa học – Công nghệ Quảng Bình, số 5, tr34 -35.
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Bình, 2013:Khí hậu và Thủy văn tỉnh Quảng Bình. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Trần Ngọc Anh, Đặng Đình Đức, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Thanh Sơn, Hoàng Thái Bình, 2012a: Mô phỏng ngập lụt khu vực hạ lưu đập Cửa Đạt đến Bái Thượng. Tuyển tập báo cáo Hội thảo Khoa học Quốc gia về Khí tượng, Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu lần thứ XV. Tập 2. Thủy văn - Tài nguyên nước, môi trường và Biển. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội, tháng 3 năm 2012, tr. 1-7.
Trần Ngọc Anh, Nguyễn Thanh Sơn,Trần Thị Thu Hương, Trịnh Xuân Quảng, Phạm Mạnh Cổn, Đặng Đình Khá, Đặng Đình Đức, 2012b: Đánh giá nguy cơ ngập lụt các khu vực trũng tỉnh Hưng Yên. Tạp chí Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 28, số 3S tr.1-8.
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, 2011: Tài liệu hướng dẫn Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng. 88 trang
Viện Quy hoạch Thủy lợi, 2006: Quy hoạch sử dụng tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Lam. Báo cáo tổng hợp.
Tiếng Anh
Adebayo K., T . O. Dauda, L. S. Rikko, F . O. A. George, O. S. Fashola, J. J. Atungwu, S. O. Iposu, A. O. Shobowale, O. B. Osuntade, 2011: Emerging and Indigenous Technology for Climate Change Adaptation in Southwest Nigeria. Published by the African Technology Policy Studies Network, 54 pages, http://www.atpsnet.org/Files/rps10.pdf.
Ajani E. N., R. N. Mgbenka and M. N. Okeke, 2013: Use of Indigenous Knowledge as a Strategy for Climate Change Adaptation among Farmers in sub-Saharan Africa: Implications for Policy. Asian Journal of Agricultural Extension, Economics & Sociology, 2(1): 23-40, 2013; Article no. AJAEES.2013.003 http://www.sciencedomain.org/doFwnload.php?f=1363690406-Ajani212012AJAEES1856.pdf.
Anselm A. Enete and Taofeeq A. Amusa, 2010: Challenges of Agricultural Adaptation to Climate Change in Nigeria: a Synthesis from the Literature. Field Actions Science Reports, Vol. 4. http://factsreports.revues.org/pdf/678.
Ashok Das Gupta, 2012: Way to study indigenous knowledge and indigenous system. Antrocom Online Journal of Anthropology 2012, Vol. 8. No.2 – ISSN 1973 – 2880, p.373-393. http://www.antrocom.net/upload/sub/antrocom/080212/08-Antrocom.pdf. (1,3,10,14)
Ashok Das Gupta, A., 2011: Does Indigenous Knowledge have anything to deal with Sustainable Development ?. Antrocom Online Journal of Anthropology, Vol.7. No.1 pp: 57-64
Chirowodza Admire et al., 2009: Using participatory method and geographic information system GIS) to prepare for an HIV community-based trial in Vulindlela, South Africa. J of Community Psychology, Vol 37, No. 1, 41-57pp
Denmark Hydraulic Institute (DHI), 2007a: MIKE 11 User Guide, DHI, 514 pp.
Denmark Hydraulic Institute (DHI), 2007b: MIKE FLOOD Reference Manual, DHI.
Few, R. and Tran, P., 2010: Climatic Hazards, health risk and response in Vietnam: Case studies on social dimensions of vulnerability. Global Environmental Change, 20, 529-538.
Fortier, F., 2010: Taking a climate chance: A procedural critique of Vietnam’s climate change strategy. Asia Pacific Viewpoint 51(3): 229-247
G’Nece Jones, 2012: The importance of indigenous knowledge and good governance to ensuring effective public participation in environmental impact assessments. International Society of Tropical Foresters News (ISTF News). http://www.istf-bethesda.org/specialreports/Jones/Indigenous_Knowledge_and_EIAs.pdf.
Haase Dagmar (2011), Participatory modelling of vulnerability and adaptive capacity in flood risk management. Nat. Hazards. DOI 10.1007/s11069-010-9704-5
Hanson Nyantakyi-Frimpong, 2013: Indigenous Knowledge and Climate Adaptation in Northern Ghana.The AfricPortal, Backgrounder, No.48, Jan. 2013, http://www.africaportal.org/sites/default/files/Africa%20Portal%20Backgrounder%20No.%2048.pdf.
IPCC, 2001: Climate Change 2001 - The Scientific Basis. Contribution of Working Group I to the Third Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, 881 pp., Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA.
IPCC, 2007a: Climate Change 2007 - The Scientific Basis. Contribution of Working Group I to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA.
IPCC, 2007b: Climate Change 2007 - Impacts, Adaptation and Vulnerability. The Working Group II Contribution to the Intergovernmental Panel on Climate Change Fourth Assessment Report. Cambridge University Press, Cambridge, http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar4/wg2/ar4_wg2_full_report.pdf.
Jan Salick and Anja Byg, University of Oxford and Missouri Botanical Gadern, 2007: Indigenous People and Climate change. A Tyndall Centre Publication, Tyndall Centre for Climate Change Rearch, Oxford, 32 pages, http://www.ecdgroup.com/docs/lib_004630823.pdf truy cap ngay 14/01/2013(27,32)
Jan Salick and Anja Byg, University of Oxford and Missouri Botanical Gadern, 2007: Indigenous People and Climate change. A Tyndall Centre Publication, Tyndall Centre for Climate Change Rearch, Oxford, 32 pages, http://www.ecdgroup.com/docs/lib_004630823.pdf truy cap ngay 14/01/2013(27,32)
Louise Grenier, 1998: Working with indigenous knowledge: A guide for researchers. International Development Research Centre, 115 pages, http://idl-bnc.idrc.ca/dspace/bitstream/10625/16526/9/107736.pdf
Mirjam Macchi et al., 2008: Indigenous and traditional peoples and climate change. Issue paper, IUCN, 64 pages, http://cmsdata.iucn.org/downloads/indigenous_peoples_climate_change.pdftruy cập ngày 14/01/2013. (23,33)
Nicolas Gorjestani, 2000: Indigenous knowledge for Development: Opportunities and Challenges. This paper is based on a presentation made by the author at the UNCTAD Conference on Traditional Knowledge in Geneva, November 1, 2000, http://www.worldbank.org/afr/ik/ikpaper_0102.pdf. (16,19)
Paul A. Longley, & Michael F. Goodchild, D. J. M., David W. Rhind, 2005: Geographical Information Systems and Science. from John Wiley & Sons Ltd, 2 ed
Paul Mundy, 1993: Indigenous knowledge and Communication: Current Approaches. Submitted to Development, the Journal of the Society for International Development. http://www.mamud.com/Docs/ik_and_ic.pdf.
Robinson John B., and Deborak Herbert, 2001: Integrating climate change and sustainable development. International. Journal. Global Environment Issues, Vol.1, No.2,p.130-149
Sakamoto, A., & Fukui, H., 2004: Development and application of a livable environment evaluation support system using Web GIS. Journal of Geographical Systems, 6(2), 175-195. doi: 10.1007/s10109-004-0135-2
Sen, P.K., 1968: Estimates of the Regression Coefficient Based on Kendall’s Tau. Journal of the American Statistical Association, 63(324) (1968) 1379-1389
Sieber, R., 2006: Public Participation Geographic Information Systems: A Literature Review and Framework. Annals of the Association of American Geographers, 96(3), 491-507. doi: 10.1111/j.1467-8306.2006.00702.x
Stephen A. Hansen and Justin W. Van Fleet, 2007: Chapter 16.6. Issues and Options for Traditional Knowledge Holders in Protecting Their Intellectual Property. Handbook of best practices, pp.1523-1538, http://www.iphandbook.org/handbook/chPDFs/ch16/ipHandbook-Ch%2016%2006%20Hansen-Van%20Fleet%20Traditional%20Knowledge%20and%20IP%20Protection.pdf
Stocker, T. F., D. Qin, G.-K. Plattner, M. Tignor, S.K. Allen, J. Boschung, A. Nauels, Y. Xia, V. Bex and P.M. Midgley (eds.), 2013: Climate Change 2013 - The Physical Science Basis. Contribution of Working Group I to the Fifth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change. Rep., 1535 pp.
UNESCO, 2010: Teaching and learning for a sustainable future, Module 11: Indigenous knowledge and sustainability, http://www.unesco.org/education/tlsf/docs/module_11.doc.
<Về đầu trang> <Về Mở đầu> <Tiếp Phụ lục>