- Trang chủ
- Dự án FIRST
- BKTT_VN
- Dự báo nội mùa và dự báo mùa
- Đề tài QG.22.81
- Dự án 11-P04-VIE
- Giới thiệu DA 11-P04-VIE
- Báo cáo tổng kết dự án
- Mở đầu
- Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Kết luận
- Phụ lục
- Điều tra khảo sát thực địa
- Hệ thống TTNBTG (PIS)
- Kết quả và tài liệu
- Các công trình công bố
- Dự báo thời tiết
- Ảnh thực địa và tài liệu khác
- Tin tức và sự kiện
- Kiến thức về Biến đổi Khí hậu
- Các thành viên tham gia Dự án
- Thông tin Nội bộ
- Liên hệ
- Dành cho Sinh viên
Số người đang truy cập
Hiện tại có 830 người đang truy cập, trong đó có 0 thành viên.Tổng số truy cập 2032146
CHƯƠNG 5. TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ THUỶ TAI ĐỐI VỚI NÔNG NGHIỆPVÀ THỦY SẢN Ở VÙNG DỰ ÁN
5.1. Tính dễ bị tổn thương do tác động của BĐKH và thuỷ tai
5.1.1. Khái niệm về tính dễ bị tổn thương
Theo IPCC (2007b), tính dễ bị tổn thương (V) với BĐKH là mức độ mà một hệ thốngkhông thể chịu được, hoặc không có khả năng chống lại các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu. Tính dễ bị tổn thương phụ thuộc vàomức độ phơi lộ (E), mức độ nhạy cảm (S) và năng lực thích ứng (AC) của hệ thống đó đối với tác động của BĐKH. Một cách khái quát, có thể biểu diễn tính dễ bị tổn thương (V) như là hàm của mức độ phơi lộ (E), mức độ nhạy cảm (S) và năng lực thích ứng (AC):
V = f(E, S, AC) (5.1)
Một khu vực, hay một hệ thống được xem là có tính dễ bị tổn thương cao với một nguy cơ nào đó khi mức độ phơi lộ của nó với nguy cơ lớn (có nghĩa là nó tiếp xúc hay bị tác động nhiều bởi nguy cơ). Thêm vào đó, mức độ tổn thương cũng tỉ lệ thuận với mức độ nhạy cảm của hệ thống đối với nguy cơ (có nghĩa là mức độ nhạy cảm càng cao thì mức độ tổn thương càng lớn). Đồng thời, mức độ tổn thương cao xảy ra khi có sự kết hợp giữa mức độ phơi lộ cao, mức độ nhạy cảm lớn và khả năng thích ứng thấp của hệ thống đối với nguy cơ.
Một cách tiếp cận khác, nếu xem rằng nguy cơ BĐKH có thể tác động đến một hệ thống nào đó phụ thuộc vào mức độ phơi lộ (E) và độ nhạy cảm (S) của hệ thống theo nghĩa E, S càng lớn thì mức độ tác động tiềm tàng (PI) càng lớn. Khi đó, tính dễ bị tổn thương có thể được biểu diễn như là hàm của mức độ tác động (PI) và khả năng thích ứng (AC) của hệ thống:
V = f(PI, AC) (5.2)
5.1.2. Phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương
Việc đánh giá tính dễ bị tổn thương (TDBTT) có thể được thực hiện thông qua việc xác định đại lượng V trong các công thức (5.1) hoặc (5.2). Trên thực tế, các đại lượng E, S, AC được xác định từ rất nhiều nhân tố khác nhau và đơn vị đo của chúng cũng rất khác nhau. Để có thể tính được V đòi hỏi tất cả các đại lượng E, S, AC phải được chỉ số hoá. Các biến tham gia tính toán E, S, AC được chuẩn hoá theo công thức (IPCC, 2007):
z = (x-xmin)/(xmax-xmin) (5.3)
hoặc
z = (xmax-x)/(xmax-xmin) (5.4)
trong đó x, xmax, xmin tương ứng là giá trị sẽ được chuẩn hoá, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của biến x, z là giá trị sau khi chuẩn hoá của x.
Công thức (5.3) được áp dụng đối với những biến làm tăng tính tổn thương, ngược lại, những biến làm giảm tính tổn thương sẽ áp dụng công thức (5.4). Trong phạm vi dự án, các đại lượng E, S, AC được tính dựa trên nguồn số liệu khảo sát, điều tra xã hội học. Các thông tin, dữ liệu được sử dụng làm biến đầu vào bao gồm: Mức thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học vấn, cấu trúc nhà, thời gian sống trong khu vực bị ngập lụt, kinh nghiệm đối phó với lũ lụt, nhận thức về nguy cơ lũ lụt, nhận thức về nguy cơ rủi ro,... (để tính S); khoảng cách từ nhà đến sông, độ sâu ngập lụt, thời gian ngập,... (để tính E); quy mô hộ gia đình, phương tiện sản xuất, phương tiện sinh hoạt, diện tích đất sản xuất, tình hình tham gia vào các tổ chức xã hội, nguồn giúp đỡ khi gặp khó khăn,... (để tính AC).
Từ kết quả phân tích, tính toán E, S, AC, các chỉ số tổn thương sau đó sẽ được tính dựa trên các công thức hình thức (tức các dấu phép toán toán học chỉ mang ý nghĩa tượng trưng) sau:
V = E * S / AC (5.5)
hoặc V = PI - AC (5.6)
hoặc V = PI/AC (5.6’)
5.1.3. Quy trình đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương
Bước 1: Thu thập dữ liệu. Quá trình này được thực hiện thông qua các đợt điều tra, khảo sát thực địa, điều tra xã hội học để nhận được các nguồn thông tin từ các chuyên gia, từ cộng đồng và chính quyền địa phương về độ nhạy cảm, mức độ phơi lộ, khả năng thích ứng với BĐKH. Phỏng vấn qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhanh là những hình thức được áp dụng trong quá trình thực hiện điều tra xã hội học. Ngoài bộ số liệu gần 500 phiếu điều tra hộ gia đình, hàng loạt thông tin phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhanh đã được tiến hành trong quá trình thực hiện dự án.
Bước 2: Làm sạch dữ liệu, hiệu chỉnh dữ liệu và chuẩn hóa các biến. Đây là bước cực kỳ quan trọng vì nó cho phép loại bỏ hoặc chính xác hoá lại các thông tin nhận được trong quá trình điều tra, phỏng vấn. Các phiếu bảng hỏi sẽ được rà soát để kiểm tra tính hợp lý hoặc những mâu thuẫn trong quá trình trả lời của người được phỏng vấn. Sau làm sạch và hiệu chỉnh dữ liệu, các biến sẽ được chuẩn hoá theo công thức (5.3) hoặc (5.4).
Bước 3: Tính các chỉ số E, S, AC. Từ kết quả nhận được ở bước 2, các chỉ số E, S, AC sẽ được phân tích, tính toán theo các phương pháp phù hợp với điều kiện hiện tại.
Chỉ số nhạy cảm (S) được xác định dựa vào 8 yếu tố: thời gian sống trong khu vực ngập lụt (TG), trình độ học vấn (TD), thu nhập hàng năm (TN), cấu trúc nhà (CTN), kinh nghiệm đối phó với lũ lụt (KN), nhận thức về nguy cơ lũ lụt (NT_NC), nhận thức về nguy cơ rủi ro (NT_RR) và nghề nghiệp (NN). Các yếu tố này đều có quan hệ ngược chiều với chỉ số nhạy cảm. Ví dụ, kinh nghiệm đối phó với lũ lụt càng cao thì tính nhạy cảm càng giảm xuống và ngược lại. Sau khi tính toán, S được chia làm 3 mức:
Mức 1: S ≤0,3 tương ứng với độ nhạy cảm thấp;
Mức 2: 0.3 < S ≤0,5 tương ứng với độ nhạy cảm trung bình;
Mức 3: SI > 0,5 tương ứng với độ nhạy cảm cao.
Chỉ số phơi lộ (E) được xác định dựa trên hai yếu tố là khoảng cách từ nhà tới sông và độ sâu ngập lụt trong nhà. Kết quả tính toán, phân tích cho thấy thực tế ở khu vực nghiên cứu, độ sâu ngập lụt trong nhà không bị ảnh hưởng nhiều bởi khoảng cách từ nhà tới sông.
Chỉ số thích ứng (AC) được xác định dựa trên việc đánh giá năng lực thích ứng của người dân địa phương về các nguồn vốn sinh kế (vốn con người, vốn tài chính, vốn vật chất, vốn tự nhiên và vốn xã hội). Trong đó:
Vốn con người:Số lao động chính, trình độ học vấn trong mỗi hộ gia đình;
Vốn vật chất:Được tính bằng các phương tiện sản xuất, đặc biệt là những phương tiện phục vụ trong thời điểm lũ lụt;
Vốn tài chính:Các nguồn thu nhập chính từ các ngành nghề phi nông nghiệp, có việc làm ổn định, các khoản tích lũy;
Vốn tự nhiên: Được tính bằng diện tích đất canh tác bình quân của mỗi hộ gia đình;
Vốn xã hội:Được xác định dựa vào các hỗ trợ từ cộng đồng, chính quyền các cấp.
Bước 4: Tính chỉ số tổn thương theo công thức (5.5) hoặc (5.6)
5.2. Tác động của BĐKH và thuỷ tai đến nông nghiệp – thủy sản ở xã Hưng Nhân, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An
5.2.1. Tác động tới nông nghiệp
Hưng Nhân là xã nằm hoàn toàn ngoài đê với địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình là 2,5m. Sinh kế chính của người dân ở đây là nông nghiệp. Mưa lớn do bão cùng với địa hình thấp khiến cho lụt ở đây xảy ra rất thường xuyên với đặc điểm nước dâng nhanh và rút cũng nhanh, thường chỉ trong 2 ngày. Trong trận lụt lớn gần đây nhất là vào năm 2010, mưa lớn làm nước sông Lam dâng nhanh và phá hủy gần như hoàn toàn diện tích sản xuất nông nghiệp của xã.
Về mặt hành chính, toàn xã Hưng Nhân có 9 thôn. Trong đó, thôn 1 (74 hộ gia đình) và thôn 2 (114 hộ gia đình) thường bị ảnh hưởng nặng nhất do nằm ở khu vực địa hình thấp nhất. Hai thôn này hầu như năm nào cũng bị lụt. Ngoài các hiện tượng thiên tai có ảnh hưởng lớn tới kinh tế hộ gia đình thì chính sách của nhà nước và các yếu tố thị trường, sức khỏe cũng là những nhân tố cần phải được xem xét, đánh giá.
Trong quá trình điều tra xã hội học, các hộ gia đình được yêu cầu đánh số mức độ tác động của các hiện tượng thiên tai từ 0 đến 10 theo các tiêu chí: tác động đến đời sống và công việc, tác động tới trồng trọt và chăn nuôi. Bảng 5.1 dẫn ra tỷ lệ hộ gia đình nhận thức về mức độ tác động của các hiện tượng thiên tai (lũ lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, bão) và các yếu tố xã hội khác đến hoạt động kinh tế hộ gia đình ở xã Hưng Nhân.
Qua đó có thể thấy, đối với các hiện tượng thiên tai, hiện tượng lũ lụt có tác động lớn nhất tới kinh tế gia đình với tỉ lệ lựa chọn lên tới 70% (chọn mức điểm 10). Đáng lưu ý rằng hai thôn 1 và 2 của Hưng Nhân, ngập lụt bao phủ gần như toàn bộ diện tích của thôn, do đó, phần lớn người dân ở Hưng Nhân cho rằng mùa vụ của họ bị mất hoàn tòan trong một số năm, điển hình là những năm lũ lớn, ví dụ năm 2008 và 2010 là những năm ngập lớn.
Các hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn với tỉ lệ 34,6% và 41,5% (chọn mức điểm 9) cũng là nhân tố tác động đáng kể. Trong khi đó, các chính sách và yếu tố thị trường được người dân đánh giá có tác động thấp hơn, bằng chứng là tỉ lệ lựa chọn cao nhất cho những yếu tố này ở mức điểm 0 (hầu như không tác động). Bệnh tật cũng có tác động vừa phải khi tỉ lệ lựa chọn cao nhất ở mức 6. Điều đó nói lên rằng thiên tai nói chung, các hiện tượng thuỷ tai nói riêng là những nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đối với hoạt động kinh tế hộ gia đình ở Hưng Nhân.
Bảng 5.1: Tác động của thiên tai và các yếu tố xã hội đến kinh tế hộ gia đình xã Hưng Nhân (Đơn vị: %)
Mức độ tác động |
Lũ lụt |
Hạn hán |
Xâm nhập mặn |
Bão |
Chính sách nhà nước |
Tiếp cận thị trường |
Tiếp cận nguồn vốn |
Tiếp cận lao động |
Tiếp cận đất đai |
Ốm đau bệnh tật |
10 |
70,0 |
5,4 |
6,2 |
7,7 |
0 |
0,8 |
0 |
0 |
0,8 |
5,4 |
9 |
21,5 |
34,6 |
41,5 |
16,9 |
0,8 |
0,8 |
0 |
0,8 |
0,8 |
2,3 |
8 |
3,8 |
31,5 |
19,2 |
26,9 |
2,3 |
0 |
2,3 |
1,5 |
0 |
6,2 |
7 |
2,3 |
17,7 |
22,3 |
23,8 |
3,1 |
4,7 |
6,2 |
3,8 |
3,1 |
8,5 |
6 |
1,5 |
4,6 |
5,4 |
10,0 |
10,9 |
10,1 |
5,4 |
4,6 |
9,2 |
24,8 |
5 |
0,8 |
1,5 |
0,8 |
3,8 |
15,5 |
21,7 |
10,1 |
9,9 |
9,2 |
16,3 |
4 |
0 |
0,8 |
0,8 |
7,7 |
12,4 |
16,3 |
13,2 |
13,7 |
6,2 |
9,3 |
3 |
0 |
0,8 |
0 |
0,8 |
16,3 |
10,1 |
16,3 |
12,2 |
7,7 |
9,3 |
2 |
0 |
0 |
0,8 |
2,3 |
9,3 |
7,8 |
12,4 |
9,9 |
10,0 |
3,9 |
1 |
0 |
1,5 |
0,8 |
0 |
11,6 |
10,9 |
6,2 |
8,4 |
13,8 |
6,2 |
0 |
0 |
1,5 |
2,3 |
0 |
17,8 |
17,1 |
27,9 |
35,1 |
39,2 |
7,8 |
Tổng |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
Ảnh hưởng của các dạng thiên tai đến hoạt động sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua lịch thiên tai (bảng 5.2) và tác động của chúng (bảng 5.3).
Từ bảng 5.2 có thể thấy rằng, vụ đông - xuân trùng với mùa rét đậm, rét hại; vụ hè thu trùng với thời kỳ xâm nhập mặn và hạn hán, cuối vụ thường xảy ra bão, lũ. Việc trồng màu, nuôi cá sẽ gặp khó khăn từ tháng 8-10 vì đây là thời kỳ bão, ngập lũ mạnh nhất trong năm.
Thiệt hại gây ra bởi thiên tai đối với cây trồng tại Hưng Nhân là một trong những biểu hiện rõ ràng nhất về tác động của BĐKH tới nông nghiệp và kinh tế gia đình (bảng 5.3). Kết quả điều tra cho thấy, năng suất cây trồng giảm chủ yếu do rét đậm, rét hại (92,2%), xâm nhập mặn, nước biển dâng và mưa lớn cũng có tác động mạnh; thiếu nước tưới chủ yếu do hạn hán (92,9%) và nắng nóng (75,9%); mất mùa chủ yếu do ngập lụt 89,4(%), bão (78,0%), xâm nhập mặn (70,9%); cây sinh trưởng chậm chủ yếu do rét đậm rét hại (71,6%). Các hiện tượng thiên tai ít làm giảm diện tích canh tác, ít gây dịch bệnh hơn và xói mòn, thoái hóa đất.
Bảng 5.2: Lịch thiên tai ở xã Hưng Nhân
Tháng Hiện tượng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Xâm nhập mặn |
X |
X |
||||||||||
Lũ, ngập lụt |
X |
X |
X |
|||||||||
Bão |
||||||||||||
Rét đậm, rét hại |
X |
X |
||||||||||
Nắng nóng, khô hạn |
X |
X |
X |
Bảng 5.3: Tác động của thiên tai đối với hoạt động trồng trọt ở xã Hưng Nhân (Đơn vị: %)
Diện tích canh tác giảm |
Năng suất giảm |
Cây sinh trưởng chậm |
Thiếu nước tưới |
Dịch bệnh nhiều |
Đất bị xói mòn, thoái hóa |
Mất mùa |
Không ảnh hưởng gì |
|
Xâm nhập mặn |
38,0 |
73,9 |
62,7 |
41,5 |
12,8 |
44,7 |
70,9 |
0,7 |
Rét đậm, rét hại |
7,8 |
92,2 |
71,6 |
17,7 |
29,8 |
13,5 |
42,6 |
3,5 |
Hạn hán |
22,0 |
61,0 |
52,5 |
92,9 |
31,2 |
27,0 |
50,4 |
0 |
Nắng nóng |
4,3 |
49,6 |
47,5 |
75,9 |
29,8 |
12,1 |
19,1 |
0,7 |
Bão |
14,2 |
46,1 |
21,3 |
0,7 |
22,7 |
13,5 |
78,0 |
2,8 |
Ngập lụt |
23,4 |
54,6 |
36,2 |
1,4 |
36,9 |
63,1 |
89,4 |
0,7 |
Mưa lớn |
6,4 |
54,6 |
33,3 |
0 |
22,7 |
17,0 |
37,6 |
9,2 |
Bảng 5.4 cho thấy mức độ ảnh hưởng của thiên tai đối với chăn nuôi tại xã Hưng Nhân. Qua đó thấy rằng, ảnh hưởng lớn nhất làm vật nuôi sinh trưởng chậm là rét đậm, rét hại với tỉ lệ 50%, ngoài ra còn làm giảm năng suất (45,4%), khó tìm nguồn thức ăn hơn (44,6%). Hạn hán gây thiếu nước cho chăn nuôi (40,8%) và khó tìm nguồn thức ăn hơn (46,2%), dịch bệnh nhiều hơn chủ yếu do ngập lụt (33,8%), bão làm hỏng chuồng trại (55,4%). Xâm nhập mặn, nắng nóng và mưa lớn ít có tác động hơn tới chăn nuôi.
5.2.2. Tácđộng tới thủy sản
Trong tổng số 148 hộ được hỏi thì chỉ có 2 hộ nuôi thủy sản, với hình thức nuôi chủ yếu là thả ao, quy mô nhỏ theo hộ gia đình. Do số lượng hộ gia đình được điều tra tại xã Hưng Nhân tham gia nuôi thủy sản quá ít (2/148 hộ, chiếm tỉ lệ 1,4%) nên không thể đánh giá tác động của thiên tai đối với nuôi trồng thủy sản tại địa phương này.
Trong tổng số 148 hộ được phỏng vấn, có 25 hộ có tham gia đánh bắt thủy sản, chiếm tỷ lệ 16,9%.
Số liệu thống kê trên bảng 5.5 cho thấy, ảnh hưởng tới sản lượng đánh bắt chủ yếu do thời tiết nắng nóng và hạn hán (44% và 46%). Tác động của nước biển dâng đối với vùng đánh bắt cũng rất đáng kể (64%). Tuy nhiên các hiện tượng rét đậm, rét hại gần như không có ảnh hưởng gì tới hoạt động đánh bắt thủy sản (64%). Hầu như người dân không nhận thức rõ ràng về sự sinh sản chậm của thủy sản và vùng đánh bắt bị thay đổi do thiên tai. Cũng cần lưu ý rằng, do số hộ làm nghề đánh bắt thuỷ sản rất ít nên những thông tin nhận được chỉ mới dừng lại ở mức độ tham khảo, chưa có ý nghĩa kết luận.
Bảng 5.4: Tác động của thiên tai đối với chăn nuôi ở xã Hưng Nhân (Đơn vị: %)
Vật nuôi sinh trưởng chậm |
Năng suất thấp |
Thiếu nước cho chăn nuôi |
Dịch bệnh nhiều hơn |
Khó tìm thức ăn |
Có lứa mất trắng |
Hỏng chuồng trại chăn nuôi |
Không ảnh hưởng gì |
|
Xâm nhập mặn |
6,9 |
12,3 |
7,7 |
0,8 |
32,3 |
3,8 |
0 |
43,8 |
Rét đậm, rét hại |
50,0 |
45,4 |
9,2 |
21,5 |
44,6 |
8,5 |
0 |
9,2 |
Hạn hán |
23,1 |
30,0 |
40,8 |
26,9 |
46,2 |
3,1 |
0,8 |
12,3 |
Nắng nóng |
20,8 |
27,7 |
33,1 |
23,1 |
31,5 |
0,8 |
1,5 |
14,6 |
Bão |
7,7 |
14,6 |
5,4 |
12,3 |
33,8 |
10,8 |
55,4 |
12,3 |
Ngập lụt |
20,0 |
29,2 |
10,0 |
33,8 |
53,1 |
13,1 |
29,2 |
6,2 |
Mưa lớn |
4,6 |
16,9 |
3,8 |
7,7 |
34,6 |
4,6 |
10,0 |
27,7 |
Bảng 5.5: Tác động của thiên tai đối với nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ở xã Hưng Nhân
(Đơn vị: %)
Thủy sản sinh sản chậm |
Sản lượng đánh bắt giảm |
Vùng đánh bắt thay đổi |
Không ảnh hưởng gì |
|
Xâm nhập mặn |
0 |
28,0 |
4,0 |
34,6 |
Rét đậm, rét hại |
0 |
20,0 |
0 |
64,0 |
Hạn hán |
8,0 |
44,0 |
4,0 |
40,0 |
Nắng nóng |
4,0 |
48,0 |
0 |
36,0 |
Bão |
0 |
8,0 |
8,0 |
24,0 |
Ngập lụt |
0 |
16,0 |
8,0 |
12,0 |
Mưa lớn |
0 |
20,0 |
8,0 |
28,0 |
5.2.3. Nhận thức của người dân địa phương về thiên tai
Từ kết quả phỏng vấn hộ gia đình có thể thấy, các hiện tượng thiên tai và thời tiết bất thường trong giai đoạn 2008-2013 tại xã Hưng Nhân có xu hướng tăng lên (bảng 5.6). Trong đó hiện tượng xâm nhập mặn, khô hạn, nắng nóng kéo dài và mưa lớn là những hiện tượng được người dân đánh giá có xu hướng tăng lên nhiều nhất, với tỉ lệ lựa chọn tương ứng là 63,3%, 67,1%, 68,5%, 59,3%. Đối với các hiện tượng nước biển dâng, rét đậm rét hại, bão, ngập lụt, người dân địa phương cũng nhận thức rõ ràng sự thay đổi với tỉ lệ lựa chọn khoảng 40%-50%. Các hiện tượng lũ quét, lốc xoáy, sương muối… là những hiện tượng hiếm khi xảy ra ở địa phương, nên hầu hết hộ gia đình không thể nhận thức được sự thay đổi của chúng. Đa số ý kiến người dân được hỏi cho rằng các hiện tượng thiên tai và thời tiết bất thường ở địa phương từ năm 2008 đến nay xảy ra với tần suất nhiều hơn, bất thường hơn và khắc nghiệt hơn.
Bảng 5.6: Mức độ xảy ra các hiện tượng thiên tai và thời tiết bất thường giai đoạn 2008-2013 ở xã Hưng Nhân (Đơn vị: %)
Hiện tượng |
Ít hơn |
Vẫn như cũ |
Nhiều hơn |
Không biết/ không có |
Tổng |
Xâm nhập mặn |
12,2 |
24,5 |
63,3 |
0 |
100 |
Rét đậm, rét hại |
11,6 |
35,6 |
48,6 |
4,1 |
100 |
Khô hạn |
8,2 |
22,6 |
67,1 |
2,1 |
100 |
Nắng nóng kéo dài |
3,4 |
24,7 |
68,5 |
3,4 |
100 |
Lũ quét |
2,1 |
0 |
0 |
97,9 |
100 |
Bão |
18,5 |
34,9 |
42,5 |
4,1 |
100 |
Ngập lụt |
19,9 |
26,0 |
52,7 |
1,4 |
100 |
Mưa lớn |
5,5 |
33,1 |
59,3 |
2,1 |
100 |
Hiện tượng khác (lốc xoáy, sương muối, sương giá) |
0,7 |
0,7 |
0 |
98,6 |
100 |
Công tác thông tin về các hiện tượng thiên tai luôn là mối quan tâm hàng đầu của người dân, qua đó người dân có thể nắm bắt được diễn biến, mức độ thiên tai sắp xảy ra để có kế hoạch chuẩn bị các phương án phòng, tránh nhằm giảm thiểu thiệt hại.
Ở xã Hưng Nhân, nguồn thông tin về xâm nhập mặn, hạn hán, ngập lụt từ chính quyền địa phương rất được người dân quan tâm với tỉ lệ lựa chọn lần lượt là 70,1%, 64,6% và 95,9% (bảng 5.7). Trong đó, hiện tượng ngập lụt còn được người dân theo dõi nhiều trên đài, báo, tivi (tỉ lệ lựa chọn 93,2%). Ngoài ra, kinh nghiệm bản địa cũng là một nguồn thông tin được người dân chú trọng.
Bảng 5.7: Các nguồn cấp thông tin về thiên tai tới người dân xã Hưng Nhân (Đơn vị: %)
Chính quyền địa phương |
Đài , báo, TV |
Họ hàng, người quen |
Kinh nghiệm dân gian |
|
Xâm nhập mặn |
70,1 |
19,7 |
14,3 |
29,3 |
Hạn hán |
64,6 |
50,3 |
9,5 |
24,5 |
Ngập lụt |
95,9 |
93,2 |
9,5 |
28,6 |
5.3. Tác động của biến đổi khí hậu và thuỷ tai đến nông nghiệp – thủy sản ở xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh
Yên Hồ là một trong những xã có điều kiện tự nhiên rất phù hợp với việc canh tác lúa. Từ năm 1994, xã được chỉ định là vùng làm giống cho công ty giống tỉnh Hà Tĩnh với các loại giống 1820, X23, Khang Dân, nếp 97,... Nhờ điều kiện đồng bằng bằng phẳng, đất có độ dinh dưỡng cao, người dân thuần, có kinh nghiệm canh tác, đến nay xã vẫn duy trì là một trong những điểm cung cấp giống của tỉnh Hà Tĩnh. Những khó khăn do thiên tai gây ra đã làm hạn chế nhiều khả năng trồng giống với quy mô lớn ở Yên Hồ.
Theo số liệu điều tra, xã Yên Hồ đã trải qua các đợt thuỷ tai điển hình như lũ lụt lịch sử vào các năm 1954, 1978, 1988, 2010, nhiễm mặn nặng vào các năm 2010, 2011. Do ảnh hưởng nặng nề của các trận lụt nên chính quyền xã đã phải có phương án di dời người dân sống ở ngoài đê vào trong đê từ năm 2009, và đến cuối năm 2014 đã hoàn thành toàn bộ. Với việc xây dựng hệ thống kênh mương dọc đê để thoát lũ, được hoàn thành vào năm 2014, xã hy vọng sẽ giảm thiểu được tối đa những thiệt hại thường xuyên bởi các trận bão và lũ lụt.
Công tác thủy lợi và đê điều còn ít được chú trọng. Cho đến năm 1999, xã đã thực hiện một dự án hút bùn sông Minh (nạo vét sông) giúp tiêu thoát nước tốt hơn. Đến năm 2013, tỉnh mới thực hiện thêm dự án làm mương tiêu úng dọc đê thoát lũ, với hy vọng cải thiện được tình hình ngập lụt vào mùa mưa toàn xã nói chung và thôn 5 nói riêng.
Từ năm 2012, xã thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, và bước đầu đạt được những kết quả khả quan, nâng cao được phần nào chất lượng cuộc sống của người dân địa phương.
5.3.1. Tác động đến nôngnghiệp
Theo kết quả điều tra hộ gia đình thì sức khỏe và các hiện tượng thiên tai có ảnh hưởng lớn nhất tới hoạt động kinh tế của người dân ở Yên Hồ (bảng 5.8). Trong các loại thiên tai, lũ lụt, hạn hán và bão được coi là có ảnh hưởng nhiều nhất đến nền kinh tế hộ gia đình của người dân địa phương. Người dân thôn 5, xã Yên Hồ còn nghèo, kinh tế thuần nông, lại là nơi chịu ảnh hưởng của bão, lũ, hạn hán mạnh nên tác động của các hiện tượng này tới các hộ gia đình càng lớn. Vì vậy, khi được hỏi, có tới 41% hộ dân cho rằng tác động của lũ tới kinh tế hộ gia đình là mạnh nhất, sau đó là bão (12,2% đánh giá ở mức 10 và 23,9% ở mức 9). Chỉ một trận bão kèm theo lũ có thể cuốn đi tất cả mọi thứ trong nhà, làm tốc mái hàng trăm ngôi nhà, làm ngập trắng đồng lúa đang bước vào vụ thu hoạch, giao thông bị cô lập,… người dân phải sống trong cảnh đói, rét và có thể bị bần cùng hoá. Các chính sách, hay thị trường được người dân đánh giá là tác động thấp hơn tới kinh tế gia đình vì sản phẩm nông nghiệp họ tạo ra chủ yếu phục vụ cho gia đình, số lượng bán ra thị trường không nhiều.
Bảng 5.8: Tác động của thiên tai và các yếu tố xã hội đến kinh tế hộ gia đình xã Yên Hồ
(Đơn vị: %)
Mức độ tác động |
Lũ lụt |
Hạn hán |
Xâm nhập mặn |
Bão |
Chính sách nhà nước |
Tiếp cận thị trường |
Tiếp cận nguồn vốn |
Tiếp cận lao động |
Tiếp cận đất đai |
Ốm đau bệnh tật |
10 |
41,0 |
2,7 |
1,1 |
12,2 |
0,5 |
2,1 |
3,7 |
3,2 |
1,1 |
29,4 |
9 |
25,5 |
14,4 |
15,4 |
23,9 |
1,1 |
3,7 |
4,8 |
8,0 |
1,6 |
7,0 |
8 |
15,4 |
27,1 |
9,0 |
19,1 |
6,4 |
7,0 |
2,7 |
4,8 |
1,1 |
7,0 |
7 |
8,0 |
20,2 |
18,6 |
19,1 |
2,7 |
11,8 |
5,9 |
5,3 |
1,1 |
5,9 |
6 |
5,3 |
11,7 |
10,6 |
8,5 |
11,8 |
10,2 |
6,4 |
7,5 |
7,0 |
10,7 |
5 |
1,6 |
7,4 |
9,6 |
5,9 |
12,3 |
13,4 |
10,2 |
12,8 |
4,3 |
8,0 |
4 |
2,1 |
6,4 |
4,3 |
5,9 |
7,0 |
12,8 |
8,0 |
16,0 |
9,1 |
9,6 |
3 |
0,5 |
3,2 |
5,9 |
1,6 |
13,9 |
8,6 |
14,4 |
8,0 |
8,6 |
4,3 |
2 |
0,5 |
2,1 |
4,8 |
2,1 |
9,6 |
6,4 |
9,6 |
4,8 |
9,1 |
3,2 |
1 |
0 |
1,6 |
3,7 |
0,0 |
8,6 |
7,5 |
2,1 |
2,1 |
12,8 |
1,1 |
0 |
0 |
3,2 |
17,0 |
1,6 |
26,2 |
16,6 |
32,1 |
27,3 |
44,4 |
13,9 |
Tổng |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
100 |
Kết quả điều tra xã hội học năm 2013 và điều tra, phỏng vấn sâu người dân địa phương năm 2014 cho thấy, 184/188 hộ gia đình có hoạt động canh tác nông nghiệp. Trong đó chủ yếu là sản xuất lúa nước với hai vụ chính là vụ đông - xuân (tháng 1 đến tháng 5) và vụ hè – thu (tháng 5 đến tháng 9). Diện tích chuyên trồng màu rất ít. Lịch thiên tai ở Yên Hồ hầu như rơi vào các thời kỳ quan trọng của hoạt động sản xuất nông nghiệp (bảng 5.9). Rét đậm, rét hại thường xảy ra vào đầu vụ đông - xuân (tháng 1, 2); xâm nhập mặn và hạn hán rơi vào đầu vụ hè thu (tháng 5, 6), còn cuối vụ là thời kỳ nhiều bão, lũ.
Bảng 5.9: Lịch thiên tai ở xã Yên Hồ
Tháng Hiện tượng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Xâm nhập mặn |
X |
X |
X |
|||||||||
Lũ, ngập lụt |
X |
X |
X |
X |
X |
|||||||
Bão |
X |
X |
X |
X |
||||||||
Rét đậm, rét hại |
X |
X |
||||||||||
Nắng nóng, khô hạn |
X |
X |
X |
Về tác động của thiên tai, người dân Yên Hồ cho rằng hiện tượng nước biển dâng có ảnh hưởng ít đến hoạt động trồng trọt, trong khi lũ lụt, mưa lớn, hạn hán, nắng nóng,... có thể làm giảm năng suất, mất mùa, và thiếu nước tưới (bảng 5.10). Bão và lũ lụt được cho là làm năng suất cây trồng giảm mạnh (63,7% và 67,9%), đồng thời cũng là những hiện tượng chủ yếu gây mất mùa (60,33% và 77,17%).
Bảng 5.10: Tác động của thiên tai đối với hoạt động trồng trọt ở xã Yên Hồ (Đơn vị: %)
Diện tích canh tác giảm |
Năng suất giảm |
Cây sinh trưởng chậm |
Thiếu nước tưới |
Dịch bệnh nhiều |
Xói mòn, thoái hóa đất |
Mất mùa |
Không ảnh hưởng gì |
|
Xâm nhập mặn |
4,2 |
51,5 |
33,3 |
30,9 |
4,2 |
11,5 |
17,0 |
- |
Rét đậm, rét hại |
0,6 |
61,8 |
56,4 |
3,6 |
24,8 |
1,8 |
13,3 |
- |
Hạn hán |
3,0 |
60,6 |
37,0 |
75,2 |
25,5 |
13,9 |
13,9 |
10,9 |
Nắng nóng |
6,7 |
69,1 |
11,5 |
0,6 |
13,3 |
4,8 |
41,8 |
13,9 |
Bão |
13,3 |
70,3 |
12,7 |
0,6 |
29,1 |
4,8 |
60,0 |
7,9 |
Ngập lụt |
1,8 |
52,7 |
6,1 |
0,6 |
17,6 |
8,5 |
8,5 |
33,3 |
Mưa lớn |
4,2 |
51,5 |
33,3 |
30,9 |
4,2 |
11,5 |
17,0 |
- |
Chăn nuôi cũng là một trong những hoạt động có đóng góp đáng kể đối với kinh tế hộ gia đình ở Yên Hồ. Chăn nuôi trâu, bò chủ yếu làm sức kéo kết hợp lấy phân phục vụ sản xuất hoặc nuôi nái. Gia cầm chủ yếu nuôi thả vườn, trong đó có duy nhất một hộ gia đình nuôi với số lượng lớn khoảng 500 con gà.
Ảnh hưởng lớn nhất của thiên tai đối với chăn nuôi là bão, lụt làm hỏng chuồng trại và rét đậm, rét hại làm giảm năng suất hoặc gây dịch bệnh (bảng 5.11).
Bảng 5.11: Tác động của thiên tai đối với chăn nuôi ở xã Yên Hồ (Đơn vị: %)
Vật nuôi sinh trưởng chậm |
Năng suất thấp |
Thiếu nước cho chăn nuôi |
Dịch bệnh nhiều hơn |
Khó tìm thức ăn |
Có lứa mất trắng |
Hỏng chuồng trại chăn nuôi |
Không ảnh hưởng gì |
|
Xâm nhập mặn |
0 |
5,3 |
6,5 |
0 |
2,4 |
0 |
0 |
71,8 |
Rét đậm, rét hại |
32,9 |
37,1 |
1,2 |
44,7 |
30,0 |
3,5 |
1,8 |
19,4 |
Hạn hán |
4,1 |
12,4 |
21,8 |
13,5 |
9,4 |
0,6 |
0 |
56,5 |
Nắng nóng |
2,4 |
20,0 |
2,9 |
16,5 |
22,9 |
11,8 |
54,7 |
26,5 |
Bão |
3,5 |
21,2 |
4,1 |
28,2 |
31,8 |
20,6 |
28,2 |
25,3 |
Ngập lụt |
1,2 |
9,4 |
1,2 |
15,3 |
21,2 |
1,8 |
3,5 |
50,6 |
Mưa lớn |
0 |
5,3 |
6,5 |
0 |
2,4 |
0 |
0 |
71,8 |
Mức độ ảnh hưởng của các hiện tượng thiên tại khác đối với chăn nuôi gia súc, gia cầm là không lớn. Do hoạt động chăn nuôi nhỏ, lẻ nên thiệt hại kinh tế không nhiều. Bên cạnh đó, do nắm được tính mùa vụ nên người dân đã chủ động phòng tránh, xây dựng chuồng trại kiên cố hơn, phù hợp với điều kiện thời tiết để vật nuôi ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai và tìm kiếm nguồn thức ăn dự trữ cho vật nuôi.
5.3.2 Tác động đến thủy sản
Ở Yên Hồ, nuôi trồng thuỷ sản không có vai trò quan trọng đối với đa số hộ gia đình. Trong tổng số 188 hộ được hỏi thì chỉ có 13 hộ nuôi thủy sản, với hình thức nuôi chủ yếu là thả ao, quy mô nhỏ. Nghề nuôi thuỷ sản cũng không thể hoạt động quanh năm, vì tháng 10 là thời gian bão, lũ diễn ra mạnh nhất, dễ mất trắng.
Ngập lụt là hiện tượng thiên tai được cho là có ảnh hưởng nặng nề nhất đối với nuôi thủy sản, 11/13 hộ nuôi cá nói rằng họ bị mất trắng khi có lũ lụt (bảng 5.12). Các hiện tượng khác, như thời tiết nắng nóng kéo dài hay mưa lớn làm thay đổi môi trường nước, được cho là nguyên nhân chủ yếu gây nên dịch bệnh đối với cá nuôi, dẫn tới năng suất giảm. Bão làm cho cây cối ven ao bị đổ, rụng lá; bão kèm theo mưa lớn làm vỡ bờ ao. Một số hộ gia đình có thể phải dừng sản xuất thuỷ sản, lấp ao chuyển thành đất vườn chỉ sau một trận thiên tai.
Trong tổng số hộ được phỏng vấn, có 26 hộ tham gia đánh bắt thủy sản, chiếm tỷ lệ 13,8%. Tuy nhiên, phương thức đánh bắt của các hộ gia đình chủ yếu là nhỏ lẻ. Do thuyền nhỏ nê khi có bão thì khả năng đánh bắt bị giảm hoặc dừng. Một số hộ bị mất lưới trong lúc đánh bắt và bị thiệt hại lớn, phải ngừng đánh bắt. Nói chung, các hiện tượng thiên tai ảnh hưởng không đáng kể đến hoạt động thủy sản, ngoại trừ tác động làm giảm sản lượng đánh bắt.
Bảng 5.12: Tác động của thiên tai đối với nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ở xã Yên Hồ (Đơn vị: %)
Thủy hải sản sinh trưởng chậm |
Năng suất giảm |
Môi trường nước thay đổi |
Dịch bệnh nhiều hơn |
Khó tìm nguồn thức ăn |
Có lứa mất trắng |
Không ảnh hưởng gì |
|
Xâm nhập mặn |
18,2 |
18,2 |
0 |
0 |
0 |
9,1 |
54,5 |
Rét đậm, rét hại |
9,1 |
0 |
0 |
18,2 |
9,1 |
0 |
36,4 |
Hạn hán |
9,1 |
0 |
9,1 |
0 |
0 |
9,1 |
45,5 |
Nắng nóng |
0 |
9,1 |
9,1 |
9,1 |
0 |
45,5 |
36,4 |
Bão |
0 |
18,2 |
9,1 |
9,1 |
0 |
81,8 |
9,1 |
Ngập lụt |
0 |
0 |
9,1 |
0 |
0 |
18,2 |
45,5 |
Mưa lớn |
18,2 |
18,2 |
0 |
0 |
0 |
9,1 |
54,5 |
5.3.3 Nhận thức của người dân địa phương về thiên tai
Theo ghi nhận của người dân địa phương, tần suất xảy ra các hiện tượng thiên tai và thời tiết bất thường trong giai đoạn 2008-2013 có xu hướng tăng lên, ngày càng trầm trọng hơn, có yếu tố bất ngờ, nằm ngoài quy luật nên rất khó lường. Đa số người dân cho rằng xâm nhập mặn, rét đậm, rét hại, khô hạn, nắng nóng kéo dài, ngập lụt và mưa lớn có dấu hiệu xuất hiện nhiều hơn hoặc khắc nghiệt hơn so với trước (bảng 5.13). Lũ quét, lốc xoáy, sương giá, sương muối không phải là những hiện tượng phổ biến ở Yên Hồ, nên trên 90% số người được hỏi hầu như không nhận thấy được sự thay đổi tần suất của các hiện tượng này. Tỷ lệ người dân không biết về hiện tượng nước biển dâng khá cao, tới 69,1%, do Yên Hồ là xã nằm khá xa bờ biển.
Mặc dù vậy, hầu hết người dân địa phương đều nhận thức được thời điểm chủ yếu diễn ra các loại thiên tai phổ biến trong năm. Hiện tượng hạn hán thường xảy ra từ tháng khoảng tháng 5 đến tháng 8. Đây cũng là thời kỳ có nhiệt độ cao và mưa rất ít. Xâm nhập mặn thường trùng với thời kỳ hạn hán, tuy nhiên mức độ không nghiêm trọng lắm. Ngập lụt chủ yếu do ảnh hưởng của bão gây mưa lớn, thường từ tháng 8 tới tháng 11. Bão mạnh nhất vào tháng 10, kèm theo mưa lớn và gây ngập lớn.
Bảng 5.13: Mức độ xảy ra các hiện tượng thiên tai và thời tiết bất thường giai đoạn 2008-2013 ở xã Yên Hồ (Đơn vị: %)
Hiện tượng |
Ít hơn |
Vẫn như cũ |
Nhiều hơn |
Không biết/ không có |
Tổng |
Nước biển dâng |
4,3 |
7,4 |
19,1 |
69,1 |
100 |
Xâm nhập mặn |
20,7 |
18,6 |
44,7 |
16,0 |
100 |
Rét đậm, rét hại |
14,4 |
22,9 |
58,5 |
4,3 |
100 |
Khô hạn |
13,8 |
19,7 |
64,4 |
2,1 |
100 |
Nắng nóng kéo dài |
7,4 |
23,9 |
66,5 |
2,1 |
100 |
Lũ quét |
1,6 |
0,0 |
2,1 |
96,3 |
100 |
Bão |
35,6 |
21,8 |
39,9 |
2,7 |
100 |
Ngập lụt |
22,3 |
17,0 |
57,4 |
3,2 |
100 |
Mưa lớn |
8,0 |
22,9 |
66,0 |
3,2 |
100 |
Hiện tượng khác ( lốc xoáy, sương muối, sương giá) |
2,7 |
0,5 |
1,6 |
95,2 |
100 |
Là địa phương thường xuyên bị ảnh hưởng mạnh của các hiện tượng thiên tai, vì vậy công tác thông tin tới người dân được chính quyền địa phương rất quan tâm và người dân cũng chủ động tìm hiểu trước về diễn biến và tình hình của các hiện tượng này để có biện pháp ứng phó.
Chính quyền địa phương thường xuyên thông báo tới người dân thông qua hệ thống loa truyền thanh về hiện tượng xảy ra, cường độ, và phương pháp ứng phó (bảng 5.14). Đặc biệt đối với ngập lụt, có tới 176/188 (chiếm 93,6%) số hộ được hỏi cho biết là họ nhận được thông tin từ chính quyền địa phương. Ngoài ra, các phương tiện truyền thông như đài, báo, tivi và kinh nghiệm dân gian cũng là những nguồn thông tin mà người dân thường xuyên theo dõi, sử dụng để chủ động ứng phó, phòng tránh thiên tai.
Bảng 5.14: Các nguồn cấp thông tin về thiên tai tới người dân xã Yên Hồ (Đơn vị: %)
Chính quyền địa phương |
Đài , báo, TV |
Họ hàng, người quen |
Kinh nghiệm dân gian |
|
Xâm nhập mặn |
28.7 |
53.7 |
14.9 |
17.0 |
Hạn hán |
53.7 |
66.5 |
16.5 |
17.0 |
Ngập lụt |
93.6 |
92.0 |
18.1 |
36.7 |
5.4. Tác động của BĐKH và thuỷ tai đến nông nghiệp – thủy sản ở xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh, Quảng Bình
Theo kết quả điều tra hộ gia đình tại 2 thôn Trúc Ly và Hà Thiệp, xã Võ Ninh, các hiện tượng thiên tai như mưa lớn, nắng nóng kéo dài, khô hạn, ngập lụt có xu hướng xuất hiện nhiều hơn so với các hiện tượng khác kể từ 2008, đặc biệt là mưa lớn và nắng nóng kéo dài. Mức độ xuất hiện bão ít hơn, tuy nhiên thiệt hại do bão lại gia tăng đáng kể và để lại hậu quả nghiêm trọng.
5.4.1 Tác động đến nông nghiệp
Đối với các hiện tượng thiên tai, hiện tượng lũ lụt, hạn hán và bão có tác động lớn nhất tới kinh tế gia đình với tỉ lệ tương ứng là 48,1% (mức điểm 10), 29,6% (mức điểm 8), 34,1% (mức điểm 9), xâm nhập mặn hầu như ít tác động với tỉ lệ 60% (mức điểm 0). Trong khi đó, các chính sách và yếu tố thị trường và bệnh tật được người dân đánh giá là không có tác động đáng kể tới kinh tế gia đình, tỉ lệ lựa chọn cao nhất cho những yếu tố này đểu ở mức điểm 0 (bảng 5.15).
Bảng 5.15: Tác động của thiên tai và các yếu tố xã hội đến kinh tế hộ gia đình xã Võ Ninh
(Đơn vị: %)
Mức tác động |
Lũ lụt |
Hạn hán |
Xâm nhập mặn |
Bão |
Chính sách nhà nước |
Tiếp cận thị trường |
Tiếp cận nguồn vốn |
Tiếp cận lao động |
Tiếp cận đất đai |
Ốm đau bệnh tật |
10 |
48,1 |
1,5 |
0,7 |
21,5 |
0 |
0,7 |
6,7 |
2,2 |
0,7 |
17,8 |
9 |
28,9 |
9,6 |
3,0 |
34,1 |
0,7 |
3,7 |
5,2 |
8,1 |
0,7 |
6,7 |
8 |
6,7 |
29,6 |
8,9 |
17,0 |
5,2 |
5,9 |
6,0 |
8,9 |
1,5 |
8,1 |
7 |
9,6 |
19,3 |
8,1 |
9,6 |
3,0 |
14,1 |
9,0 |
4,4 |
2,2 |
11,9 |
6 |
1,5 |
11,9 |
5,9 |
6,7 |
6,0 |
14,1 |
8,2 |
6,7 |
4,4 |
12,6 |
5 |
2,2 |
5,9 |
4,4 |
2,2 |
8,2 |
4,4 |
8,2 |
11,9 |
11,9 |
6,7 |
4 |
0,7 |
5,2 |
1,5 |
1,5 |
7,5 |
8,9 |
5,2 |
12,6 |
8,1 |
4,4 |
3 |
0 |
2,2 |
3,0 |
2,2 |
4,5 |
9,6 |
3,7 |
1,5 |
8,9 |
3,0 |
2 |
0 |
2,2 |
3,0 |
0,7 |
3,0 |
2,2 |
3,7 |
4,4 |
3,7 |
1,5 |
1 |
0 |
1,5 |
1,5 |
0 |
1,5 |
0 |
0 |
0,7 |
5,2 |
0 |
0 |
2,2 |
11,1 |
60,0 |
4,4 |
60,4 |
36,3 |
44,0 |
38,5 |
52,6 |
27,4 |
Tương tự như ở Hưng Nhân, lịch thiên tai ở Yên Hồ cho thấy, vụ đông – xuân trùng với thời kỳ rét đậm, rét hại (tháng 1, 2), đầu vụ hè - thu thường chịu ảnh hưởng của hạn hán. Vào thời kỳ thu hoạch vụ hè – thu có thể chịu tác động của lũ lụt, dễ dẫn đến mất mùa. Hoạt động trồng rau màu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi rét đậm, rét hại vào mùa đông (bảng 5.16).
Bảng 5.16: Lịch thiên tai ở xã Võ Ninh
Tháng Hiện tượng |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Xâm nhập mặn |
||||||||||||
Lũ, ngập lụt |
X |
X |
||||||||||
Bão |
X |
X |
||||||||||
Rét đậm, rét hại |
X |
X |
||||||||||
Nắng nóng, khô hạn |
X |
X |
X |
Việc phân tích số liệu điều tra phỏng vấn tại xã Võ Ninh cho thấy, các hiện tượng thuỷ tai có ảnh hưởng lớn đến hoạt động canh tác nông nghiệp là ngập lụt, mưa lớn, hạn hán, nắng nóng và rét đậm, rét hại. Người dân cho rằng hạn hán làm cây trồng sinh trưởng chậm, thậm chí khô héo do thiếu nước tưới và do đó làm giảm năng suất. Nắng nóng kết hợp hạn hán còn là nguyên nhân gia tăng nhiều dịch bệnh. Các hiện tượng như nước biển dâng, xâm nhập mặn ít gây ảnh hưởng hơn.
Thống kê trên bộ số liệu điều tra cho thấy, các hiện tượng làm giảm năng suất cây trồng chủ yếu là rét đậm, rét hại (60%), bão (61,7%) và mưa lớn (64,3%) (bảng 5.17). Rét đậm, rét hại cũng là nguyên nhân làm cây sinh trưởng chậm (66,1%). Hạn hán chủ yếu gây ra thiếu nước tưới (52,2%), mất mùa chủ yếu do bão (62,6%) và ngập lụt (60%).
Bảng 5.17: Tác động của thiên tai đối với hoạt động trồng trọt ở xã Võ Ninh (Đơn vị: %)
Diện tích canh tác giảm |
Năng suất giảm |
Cây sinh trưởng chậm |
Thiếu nước tưới |
Dịch bệnh nhiều |
Xói mòn, thoái hóa đất |
Mất mùa |
Không ảnh hưởng gì |
|
Xâm nhập mặn |
3,5 |
20,9 |
14,8 |
0 |
4,3 |
5,2 |
20,0 |
16,5 |
Rét đậm, rét hại |
7,8 |
60,0 |
66,1 |
1,7 |
14,8 |
0,9 |
35,7 |
4,3 |
Hạn hán |
10,4 |
38,3 |
40,0 |
52,2 |
16,5 |
0 |
33,9 |
8,7 |
Nắng nóng |
7,0 |
29,6 |
35,7 |
42,6 |
16,5 |
0 |
27,0 |
11,3 |
Bão |
7,8 |
61,7 |
15,7 |
0 |
7,0 |
5,2 |
60,0 |
9,6 |
Ngập lụt |
10,4 |
52,2 |
27,8 |
0,9 |
22,6 |
7,8 |
62,6 |
4,3 |
Mưa lớn |
7,8 |
64,3 |
17,4 |
0,9 |
2,6 |
9,6 |
39,1 |
3,5 |
Bão là hiện tượng làm ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động chăn nuôi của cư dân xã Võ Ninh. Bên cạnh đó, nắng nóng, hạn hán kéo dài cũng là nguyên nhân làm cho vật nuôi sinh trưởng chậm, năng suất giảm và gia tăng dịch bệnh (bảng 5.18). Mưa lớn cũng tác động tiêu cực đến hoạt động chăn nuôi làm cho khó tìm nguồn thức ăn và làm hỏng chuồng trại chăn nuôi. Ngập lụt tuy không gây ảnh hưởng nhiều đến chăn nuôi như các hiện tượng trên, nhưng lại là nguyên nhân chính làm cho có lứa mất trắng. Các hiện tượng khác như lũ quét, xâm nhập mặn và nước biển dâng hầu như không gây ảnh hưởng gì đến việc chăn nuôi của cư dân xã Võ Ninh.
Bảng 5.18: Tác động của thiên tai đối với chăn nuôi ở xã Võ Ninh (Đơn vị: %)
Vật nuôi sinh trưởng chậm |
Năng suất thấp |
Thiếu nước cho chăn nuôi |
Dịch bệnh nhiều hơn |
Khó tìm thức ăn |
Có lứa mất trắng |
Hỏng chuồng trại chăn nuôi |
Không ảnh hưởng gì |
|
Xâm nhập mặn |
1,5 |
1,5 |
0 |
0 |
3,0 |
0 |
0 |
50,7 |
Rét đậm, rét hại |
38,8 |
31,3 |
4,5 |
23,9 |
9,0 |
7,5 |
4,5 |
14,9 |
Hạn hán |
13,4 |
16,4 |
25,4 |
14,9 |
14,9 |
3,0 |
3,0 |
25,4 |
Nắng nóng |
20,9 |
25,4 |
20,9 |
25,4 |
13,4 |
1,5 |
1,5 |
17,9 |
Bão |
9,0 |
19,4 |
6,0 |
4,5 |
14,9 |
9,0 |
62,1 |
14,9 |
Ngập lụt |
16,4 |
17,9 |
9,0 |
19,4 |
20,9 |
19,4 |
31,3 |
19,4 |
Mưa lớn |
6,0 |
11,9 |
6,0 |
10,4 |
28,4 |
4,5 |
19,4 |
34,3 |
5.4.2.Tác động đếnthủy sản
Tuy là xã ven biển nhưng ở Võ Ninh chỉ có 25 hộ trong tổng số 135 hộ gia đình được điều tra là nuôi thủy hải sản (chiếm 18,5%). Ảnh hưởng của thiên tai tới hoạt động nuôi thủy hải sản của 25 hộ này được đưa ra trong bảng 5.19.
Việc nuôi thủy hải sản của người dân xã Võ Ninh phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Các hiện tượng thuỷ tai ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và hiệu quả của việc nuôi trồng. Đáng kể nhất là ngập lụt, có thể làm mất trắng cả một vụ nuôi thủy hải sản. Hơn nữa, ngập lụt còn làm giảm năng suất, thay đổi môi trường nước và làm gia tăng dịch bệnh. Tiếp đến là mưa lớn, nguyên nhân chính gây ra mất trắng và giảm năng suất. Bên cạnh đó, nắng nóng và hạn hán làm cho thủy hải sản chậm phát triển, làm giảm năng suất và làm thay đổi môi trường nước sinh sống của chúng. Nước biển dâng, xâm nhập mặn và lũ quét hầu như không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động nuôi thủy hải sản.
Khác với hoạt động nuôi trồng thủy sản, 100% số hộ được điều tra ở Võ Ninh tham gia đánh bắt thủy sản. Chắc chắn, mức độ hiểu biết của người dân xã Võ Ninh về những thiệt hại do thiên tai gây ra đối với hoạt động đánh bắt thủy sản là rõ ràng và đáng tin cậy. Kết quả thống kê về tác động của các hiện tượng thiên tai đối với loại hình sản xuất này được cho trong bảng 5.20.
Phần lớn các hộ dân cho rằng các hiện tượng thiên tai chủ yếu làm cho sản lượng đánh bắt giảm, bao gồm hạn hán, bão, còn lại do nắng nóng, ngập lụt và mưa lớn. Bão không những gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng đánh bắt, mà còn có nguy cơ làm cho mất lưới đánh cá, thậm chí có thể lật chìm thuyền. Hạn hán làm thay đổi vùng đánh bắt dẫn đến việc người dân phải thay đổi phạm vi đánh bắt của mình, đi tìm nơi đánh bắt mới.
Bảng 5.19: Tác động của thiên tai đối với nuôi trồng thủy sản ở xã Võ Ninh (Đơn vị: %)
Thủy hải sản sinh trưởng chậm |
Năng suất giảm |
Môi trường nước thay đổi |
Dịch bệnh nhiều hơn |
Khó tìm nguồn thức ăn |
Có lứa mất trắng |
Không ảnh hưởng gì |
|
Xâm nhập mặn |
24,0 |
16,0 |
24,0 |
12,0 |
0 |
0 |
28,0 |
Rét đậm, rét hại |
36,0 |
40,0 |
0 |
16,0 |
0 |
12,0 |
8,0 |
Hạn hán |
40,0 |
36,0 |
40,0 |
8,0 |
0 |
12,0 |
8,0 |
Nắng nóng |
40,0 |
32,0 |
28,0 |
16,0 |
4,0 |
12,0 |
4,0 |
Bão |
4,0 |
40,0 |
8,0 |
4,0 |
8,0 |
52,0 |
8,0 |
Ngập lụt |
4,0 |
32,0 |
20,0 |
16,0 |
0 |
76,0 |
0 |
Mưa lớn |
4,0 |
48,0 |
16,0 |
12,0 |
4,0 |
44,0 |
12,0 |
Bảng 5.20: Tác động của thiên tai tới đánh bắt thủy sản ở xã Võ Ninh (Đơn vị: %)
Thủy sản sinh sản chậm |
Sản lượng đánh bắt giảm |
Vùng đánh bắt thay đổi |
Không ảnh hưởng gì |
|
Xâm nhập mặn |
5,0 |
35,0 |
0 |
20,0 |
Rét đậm, rét hại |
25,0 |
60,0 |
5,0 |
0 |
Hạn hán |
0 |
45,0 |
20,0 |
35,0 |
Nắng nóng |
5,0 |
35,0 |
15,0 |
45,0 |
Bão |
0 |
40,0 |
0 |
0 |
Ngập lụt |
0 |
25,0 |
10,0 |
30,0 |
Mưa lớn |
0 |
30,0 |
0 |
35,0 |
5.4.3. Nhận thức của người dân địa phương về thiên tai
Các hiện tượng khô hạn, nắng nóng kéo dài và mưa lớn là những hiện tượng được người dân xã Võ Ninh đánh giá có xu hướng tăng lên nhiều nhất với tỉ lệ lựa chọn tương ứng là 51,9%, 60,7%, 65,2% (bảng 5.21). Người dân không cảm nhận được hiện tượng nước biển dâng (tỉ lệ không biết là 85,2%). Các hiện tượng lũ quét, lốc xoáy, sương muối… là những hiện tượng hiếm khi xảy ra ở địa phương. Đa số người dân ở Võ Ninh cũng cho rằng số lượng các hiện tượng thiên tai và thời tiết bất thường trong giai đoạn 2008-2013 tại xã Võ Ninh có xu hướng tăng lên. Thiên tai và thời tiết bất thường được cho là ngày càng trầm trọng hơn về mức độ, chứa đựng yếu tố bất ngờ cao.
Bảng 5.21: Mức độ xảy ra các hiện tượng thiên tai và thời tiết bất thường giai đoạn 2008-2013 ở xã Võ Ninh (Đơn vị: %)
Hiện tượng |
Ít hơn |
Vẫn như cũ |
Nhiều hơn |
Không biết/ không có |
Tổng |
Nước biển dâng |
5,2 |
3,7 |
5,9 |
85,2 |
100 |
Xâm nhập mặn |
7,4 |
10,4 |
31,1 |
51,1 |
100 |
Rét đậm, rét hại |
25,2 |
29,6 |
40,7 |
4,4 |
100 |
Khô hạn |
17,8 |
30,4 |
51,9 |
0 |
100 |
Nắng nóng kéo dài |
11,9 |
26,7 |
60,7 |
0,7 |
100 |
Lũ quét |
0,7 |
0,7 |
1,5 |
97,0 |
100 |
Bão |
63,0 |
14,1 |
22,2 |
0,7 |
100 |
Ngập lụt |
35,6 |
20,7 |
42,2 |
1,5 |
100 |
Mưa lớn |
11,9 |
22,2 |
65,2 |
0,7 |
100 |
Hiện tượng khác (lốc xoáy, sương muối, sương giá) |
0 |
0 |
0,8 |
99,2 |
100 |
Là một xã ven biển, Võ Ninh thường xuyên chịu ảnh hưởng mạnh của các hiện tượng thiên tai, nhất là bão, áp thấp nhiệt đới gây mưa lớn và ngập lụt. Vì vậy hiện tượng ngập lụt được người dân quan tâm theo dõi nhiều nhất với nguồn thông tin từ đài, báo, tivi (95,6%), thông báp từ chính quyền địa phương (92,6%). Đây cũng là hai nguồn thông tin chính mà người dân nhận được về hiện tượng hạn hán và xâm nhập mặn (bảng 5.22).
Bảng 5.22: Các nguồn cấp thông tin về thiên tai tới người dân xã Võ Ninh (Đơn vị: %)
Chính quyền địa phương |
Đài , báo, TV |
Họ hàng, người quen |
Kinh nghiệm dân gian |
|
Xâm nhập mặn |
14,8 |
28,9 |
7,4 |
10,4 |
Hạn hán |
55,6 |
75,6 |
17,8 |
8,1 |
Ngập lụt |
92,6 |
95,6 |
20,7 |
16,3 |
5.5. Tính dễ bị tổn thương đối với thuỷ tai do BĐKH ở các xã Hưng Nhân (Nghệ An), Yên Hồ (Hà Tĩnh và Võ Ninh (Quảng Bình)
Trên cơ sở phương pháp được trình bày trong mục 5.1.2, từ bộ số liệu điều tra khảo sát hộ gia đình cộng với các cuộc phỏng vấn nhanh, phỏng vấn sâu, đã tiến hành phân tích, so sánh và tính toán các chỉ số tác động tiềm tàng (PI) và chỉ số thích ứng (AC) qua đó tính toán chỉ số tổn thương đối với các hoạt động nông nghiệp và thuỷ sản tại các xã được chọn nghiên cứu thí điểm. Cũng cần lưu ý rằng, việc đánh giá tính dễ bị tổn thương có thể thực hiện ở nhiều qui mô khác nhau, từ nhỏ nhất là từng cá thể (cá nhân), từng hộ gia đình, từng thôn, xóm cho đến qui mô lớn hơn ở cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, hoặc cấp quốc gia, vùng lãnh thổ, thậm chí đến khu vực hoặc châu lục.
Trong phạm vi dự án, qui mô được lựa chọn là cấp thôn, xóm. Do có sự đồng nhất tương đối giữa các thôn, xóm trong các xã được chọn làm thí điểm nên kết quả đánh giá ở đây có thể được sử dụng đến qui mô cấp xã.
Chỉ số tác động tiềm tàng (PI) của từng loại hiện tượng thiên tai được xác định bằng tích của “tần suất xuất hiện (TS)” và “mức độ tác động (MĐ)” của chúng. TS được đánh giá dựa trên tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình được hỏi cho rằng thiên tai “có xu hướng xảy ra nhiều hơn”, và được chia làm ba cấp tương ứng với ba mức điểm từ 1-3 (bảng 5.23). MĐ được xác định dựa trên tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình được hỏi cho rằng thiên tai “có ảnh hưởng xấu” đến các khía cạnh khác nhau của từng loại hình hoạt động kinh tế (ví dụ, đối với canh tác nông nghiệp là diện tích giảm, năng suất giảm,...) và được chia làm 6 mức điểm từ 0-5 (bảng 5.24).
Bảng 5.23: Thang điểm đánh giá tần suất xuất hiện thiên tai
Tỷ lệ (%) hộ gia đình được phỏng vấn |
Tần suất xuất hiện |
Điểm đánh giá (TS) |
0-25 |
Thấp |
1 |
25-50 |
Trung bình |
2 |
>50 |
Cao |
3 |
Bảng 5.24: Thang điểm đánh giá mức độ tác động của từng loại thiên tai
Tỉ lệ (%) hộ gia đình được phỏng vấn |
Mức độ tác động |
Điểm đánh giá |
0 |
Không tác động |
0 |
0-20 |
Tác động rất thấp |
1 |
>20-40 |
Tác động thấp |
2 |
>40-60 |
Tác động trung bình |
3 |
>60-80 |
Tác động cao |
4 |
>80-100 |
Tác động rất cao |
5 |
Tác động tổng hợp (TĐTH) của từng loại thiên tai (xâm nhập mặn, hạn hán,...) và từng loại hình hoạt động kinh tế (canh tác nông nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản) được xác định dựa trên “tổng điểm” tác động của các loại thiên tai đối với từng khía cạnh khác nhau của các loại hình hoạt động kinh tế đánh giá theo bảng 5.24. Để có sự đồng nhất tương đối về mức độ tác động của thiên tai giữa các loại hình hoạt động kinh tế, “tổng điểm” tác động lại được chia làm 6 mức từ 0-6 (bảng 5.25).
Bảng 5.25: Thang điểm đánh giá mức độ tác động tổng hợp các loại thiên tai
Tổng điểm tác động của các loại thiên tai |
Mức độ tác động |
Điểm đánh giá (TĐTH) |
||
Canh tác nông nghiệp và Chăn nuôi |
Nuôi trồng thuỷ sản |
Đánh bắt thuỷ sản |
||
0 |
0 |
0 |
Không tác động |
0 |
1-7 |
1-6 |
1-3 |
Rất thấp |
1 |
>7-14 |
>6-12 |
>3-6 |
Thấp |
2 |
>14-21 |
>12-18 |
>6-9 |
Trung bình |
3 |
>21-28 |
>18-24 |
>9-12 |
Cao |
4 |
>28-35 |
>24-30 |
>12-15 |
Rất cao |
5 |
Chỉ số tác động tiềm tàng (PI) của tất cả các hiện tượng thiên tai đối với từng loại hình hoạt động kinh tế sẽ là “tổng của tích” các tần suất xuất hiện từng loại thiên tai (TS) và tác động tổng hợp (TĐTH) của nó đối với các khía cạnh khác nhau của loại hình hoạt động kinh tế được xét.
Chỉ số năng lực thích ứng (AC) cũng được xác định dựa trên kết quả điều tra hộ gia đình. Căn cứ vào tỷ lệ phần trăm số hộ được hỏi đánh giá ảnh hưởng của thiên tai làm “Giảm nguồn thu chính” hoặc “Không thay đổi gì”, AC được chia làm ba mức từ 1-3 tương ứng với năng lực thích ứng “tốt”, “trung bình” và “kém”.
Cuối cùng, chỉ số tổn thương được tính bằng V = PI/AC.
5.5.1. Đối với xãHưng Nhân
Kết quả đánh giá tác động tổng hợp của từng loại thiên tai đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản ở xã Hưng Nhân được cho trong bảng 5.26. Có thể nhận thấy các loại thiên tai có ảnh hưởng nhiều nhất đối với hoạt động canh tác nông nghiệp và chăn nuôi. Thiên tai hầu như không ảnh hưởng đến hoạt động thuỷ sản, vì số hộ đánh bắt thuỷ sản rất ít và hầu như không có ai nuôi thuỷ sản.
Bảng 5.27dẫn ra kết quả tính chỉ số tác động tiềm tàng PI của thiên tai đối với từng loại hình hoạt động nông nghiệp và thuỷ sản ở xã Hưng Nhân. Phù hợp với kết quả tính ở bảng 5.26, chỉ số tác động PI cao nhất đối với canh tác nông nghiệp (37), tiếp theo là chăn nuôi (25) và cuối cùng là đánh bắt thuỷ sản (17).
Chỉ số năng lực thích ứng (AC) của xã Hưng Nhân được cho trong bảng 5.28. Qua đó nhận thấy đánh bắt thủy sản là hoạt động sản xuất có năng lực thích ứng cao nhất do các hộ gia đình đều có hình thức chủ động ứng phó đa dạng trước những diễn biến bất lợi của các hiện tượng thủy tai và nguồn thu của các hộ gia đình cũng không bị thay đổi do các tác động thủy tai gây ra. Canh tác nông nghiệp có năng lực thích ứng cao thứ hai. Mặc dù đánh bắt thủy sản có tỷ lệ các hộ không có hành động điều chỉnh gì để ứng phó là cao hơn, tuy nhiên nó lại không dẫn đến việc giảm nguồn thu chính mà thậm chí còn tăng. Trong khi đó, tỷ lệ này ở hoạt động chăn nuôi là lớn hơn. Do vậy, có thể xếp hạng đánh bắt thủy sản có năng lực thích ứng cao hơn chăn nuôi.
Bảng 5.26: Tác động tổng hợp của thiên tai đối với các hoạt động nông nghiệp và thuỷ sản xã Hưng Nhân
Hiện tượng thiên tai |
Canh tác nông nghiệp |
Chăn nuôi |
Nuôi trồng thủy sản |
Đánh bắt thủy sản |
Xâm nhập mặn |
21 |
7 |
- |
3 |
Hạn hán |
21 |
14 |
- |
5 |
Bão |
14 |
10 |
- |
2 |
Ngập lụt |
19 |
13 |
- |
2 |
Mưa lớn |
11 |
8 |
- |
3 |
Bảng 5.27: Đánh giá tác động tiềm tàng của thiên tai đến các hoạt động nông nghiệp và thuỷ sản xã Hưng Nhân
|
Canh tác Nông nghiệp |
Hoạt động Chăn nuôi |
Nuôi trồng thủy sản |
Đánh bắt thủy sản |
|||||
Hiện tượng thiên tai |
TS |
TĐTH |
PI |
TĐTH |
PI |
TĐTH |
PI |
TĐTH |
PI |
Xâm nhập mặn |
3 |
3 |
9 |
1 |
3 |
- |
- |
1 |
3 |
Hạn hán |
3 |
3 |
9 |
2 |
6 |
- |
- |
2 |
6 |
Bão |
2 |
2 |
4 |
2 |
4 |
- |
- |
1 |
2 |
Ngập lụt |
3 |
3 |
9 |
2 |
6 |
- |
- |
1 |
3 |
Mưa lớn |
3 |
2 |
6 |
2 |
6 |
- |
- |
1 |
3 |
Tổng |
|
37 |
|
25 |
|
|
|
17 |
Chỉ số tổn thương đối với các hoạt động sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản của xã Hưng Nhân được trình bày trong bảng 5.29. Mặc dù mức độ tác động tiềm tàng của thiên tai đối với chăn nuôi thấp hơn đối với canh tác nông nghiệp nhưng mức độ tổn thương lại cao hơn do năng lực thích ứng thấp hơn.
Bảng 5.28: Chỉ số năng lực thích ứng đối với xã Hưng Nhân
|
Giảmnguồn thuchính (%) |
Không thay đổigì (%) |
Năng lực thích ứng (AC) |
Canh tác nôngnghiệp |
14.9 |
11.5 |
2 |
Chăn nuôi |
40.0 |
12.8 |
1 |
Đánh bắt thủysản |
0 |
2.0 |
3 |
Bảng 5.29: Chỉ số tổn thương đối với các hoạt động sản xuất của xã Hưng Nhân
|
Tác động của thủy tai (PI) |
Năng lực thích ứng (AC) |
Chỉ số tổn thương (V) |
Canh tác nôngnghiệp |
37 |
2 |
18.5 |
Chăn nuôi |
25 |
1 |
25.0 |
Đánh bắt thủy sản |
17 |
3 |
5.6 |
5.5.2. Đối với xã Yên Hồ
Kết quả xử lý, tính toán các chỉ số tác động tiềm tàng (PI), năng lực thích ứng (AC) và mức độ tổn thương (V) cho xã Yên Hồ cũng được tiến hành tương tự như đối với xã Hưng Nhân và được dẫn ra trong các bảng 5.30-5.33. Khác với xã Hưng Nhân, ở xã Yên Hồ hầu như không có hoạt động đánh bắt thuỷ sản nhưng lại có nuôi trồng thuỷ sản mặc dù chiếm tỷ lệ không nhiều. Thiên tai ở xã Yên Hồ ảnh hưởng đến sinh kế của người dân chủ yếu đối với canh tác nông nghiệp (bảng 5.30, 5.31). Năng lực thích ứng tốt nhất của người dân xã Yên Hồ là đối với hoạt động chăn nuôi, được thể hiện ở chỗ nguồn thu nhập chính từ chăn nuôi không những không giảm mà còn tăng (bảng 5.32).
Chỉ số tổn thương đối với hoạt động canh tác nông nghiệp ở xã Yên Hồ cao hơn rất nhiều so với các hoạt động chăn nuôi (gấp 4 lần) và nuôi trồng thuỷ sản (gấp 3 lần) (bảng 5.33).
Bảng 5.30: Tác động tổng hợp của thiên tai đối với các hoạt động nông nghiệp và thuỷ sản xã Yên Hồ
Hiện tượng thiên tai |
Canh tác nông nghiệp |
Chăn nuôi |
Nuôi trồng thủy sản |
Xâm nhập mặn |
11 |
3 |
3 |
Hạn hán |
15 |
7 |
3 |
Bão |
12 |
11 |
6 |
Ngập lụt |
13 |
12 |
13 |
Mưa lớn |
9 |
8 |
2 |
Bảng 5.31: Đánh giá tác động tiềm tàng của thiên tai đến các hoạt động nông nghiệp và thuỷ sản xã Yên Hồ
|
Canh tác Nông nghiệp |
Hoạt động Chăn nuôi |
Nuôi trồng thủy sản |
||||
Hiện tượng thiên tai |
TS |
TĐTH |
PI |
TĐTH |
PI |
TĐTH |
PI |
Xâm nhập mặn |
2 |
2 |
4 |
1 |
2 |
2 |
2 |
Hạn hán |
3 |
3 |
9 |
1 |
3 |
3 |
3 |
Bão |
3 |
2 |
6 |
2 |
6 |
3 |
2 |
Ngập lụt |
3 |
2 |
6 |
2 |
6 |
3 |
2 |
Mưa lớn |
3 |
2 |
6 |
2 |
6 |
3 |
2 |
Tổng |
|
31 |
|
23 |
|
11 |
Bảng 5.32: Chỉ số năng lực thích ứng đối với xã Yên Hồ
|
Giảmnguồn thuchính (%) |
Không thay đổigì (%) |
Năng lực thích ứng (AC) |
Canh tác nôngnghiệp |
14,5 |
32,1 |
1 |
Chăn nuôi |
-33,3 |
33,1 |
3 |
Nuôi trồngthủy sản |
0 |
0 |
2 |
Bảng 5.33: Chỉ số tổn thương đối với các hoạt động sản xuất của xã Yên Hồ
|
Tác động của thủy tai (PI) |
Năng lực thích ứng (AC) |
Chỉ số tổn thương (V) |
Canh tác nông nghiệp |
31 |
1 |
31,0 |
Chăn nuôi |
23 |
3 |
7,6 |
Nuôi trồngthủy sản |
20 |
2 |
10,0 |
5.5.3. Đối vớixã Võ Ninh
Kết quả xử lý, tính toán các chỉ số tác động tiềm tàng (PI), năng lực thích ứng (AC) và chỉ số tổn thương (V) ở xã Võ Ninh được trình bày trong các bảng 5.34-5.37.
Khác với hai xã Hưng Nhân và Yên Hồ, tác động của các hiện tượng thiên tai đến các hoạt động nông nghiệp và thuỷ sản có mức độ gần tương đương nhau, trong đó hoạt động đánh bắt thuỷ sản chịu tác động ít nhất (bảng 5.34-5.35). Năng lực thích ứng thấp nhất là canh tác nông nghiệp, cao nhất là đánh bắt thuỷ sản (bảng 5.36). Mặc dù chỉ số tác động PI đối với canh tác nông nghiệp, chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản bằng nhau nhưng do năng lực thích ứng khác nhau nên chỉ số tổn thương đối với nuôi trồng thuỷ sản nhỏ hơn. Chỉ số tổn thương đối với đánh bắt thuỷ sản là nhỏ nhất (bảng 5.37).
Bảng 5.34: Tác động tổng hợp của thiên tai đối với các hoạt động nông nghiệp và thuỷ sản xã Hưng Nhân
Hiện tượng thiên tai |
Canh tác nông nghiệp |
Chăn nuôi |
Nuôi trồng thủy sản |
Đánh bắt thủy sản |
Xâm nhập mặn |
7 |
3 |
6 |
3 |
Hạn hán |
11 |
8 |
8 |
4 |
Bão |
11 |
10 |
9 |
3 |
Ngập lụt |
14 |
9 |
9 |
3 |
Mưa lớn |
11 |
8 |
10 |
2 |
Bảng 5.35: Đánh giá tác động tiềm tàng của thiên tai đến các hoạt động nông nghiệp và thuỷ sản xã Hưng Nhân
Chỉ tiêu |
Canh tác Nông nghiệp |
Hoạt động Chăn nuôi |
Nuôi trồng thủy sản |
Đánh bắt thủy sản |
|||||
Hiện tượng thiên tai |
TS |
TĐTH |
PI |
TĐTH |
PI |
TĐTH |
PI |
TĐTH |
PI |
Xâm nhập mặn |
2 |
1 |
2 |
1 |
2 |
1 |
2 |
1 |
2 |
Hạn hán |
3 |
2 |
6 |
2 |
6 |
2 |
6 |
1 |
3 |
Bão |
1 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
1 |
1 |
Ngập lụt |
2 |
2 |
4 |
2 |
4 |
2 |
4 |
1 |
2 |
Mưa lớn |
3 |
2 |
6 |
2 |
6 |
2 |
6 |
1 |
3 |
Tổng |
|
20 |
|
20 |
|
20 |
|
11 |
Bảng 5.36: Chỉ số năng lực thích ứng đối với xã Hưng Nhân
|
Giảmnguồn thuchính (%) |
Không thay đổigì (%) |
Năng lực thích ứng (AC) |
Canh tác nôngnghiệp |
24.3 |
10.4 |
1 |
Chăn nuôi |
25.0 |
8.9 |
2 |
Nuôi trồng thuỷ sản |
0 |
0 |
3 |
Đánh bắt thủysản |
-50.0 |
3.7 |
4 |
Bảng 5.37: Chỉ số tổn thương đối với các hoạt động sản xuất của xã Võ Ninh
Tiêu chí |
Tác động của thủy tai (PI) |
Năng lực thích ứng (AC) |
Chỉ số tổn thương (V) |
Canh tác nôngnghiệp |
20 |
1 |
20.0 |
Chăn nuôi |
20 |
2 |
10.0 |
Nuôi trồng thuỷ sản |
20 |
3 |
6.6 |
Đánh bắt thủy sản |
11 |
4 |
2.75 |
5.5.4. Đánh giá chung
Trên cơ sở các bảng 5.29, 5.33 và 5.37, nếu xem tác động của thiên tai đối với nông nghiệp và thuỷ sản của các địa phương như là tổng tác động đến từng hoạt động sản xuất và được đặc trưng bởi tổng các chỉ số PI, AC và V, có thể nhận xét rằng:
1) Nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản là loại hình sản xuất có năng lực thích ứng cao nhất do người dân đều có hình thức chủ động ứng phó đa dạng với những diễn biến bất lợi của các hiện tượng thủy tai dẫn đến nguồn thu không bị ảnh hưởng nhiều;
2) Canh tác nông nghiệp có năng lực thích ứng thấp nhất do sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng mạnh của sự biến động thời tiết bất lợi mà việc ứng phó của người dân gặp nhiều khó khăn;
3) Trong ba xã Hưng Nhân, Yên Hồ và Võ Ninh thì xã Hưng Nhân có khả năng chịu tác động mạnh nhất của thiên tai, còn xã Võ Ninh chịu tác động ít nhất;
4) Các xã Hưng Nhân và Yên Hồ có năng lực thích ứng tương đương nhau, xã Võ Ninh có năng lực thích ứng của cao nhất và cao hơn đáng kể;
5) Mức độ tổn thương do thiên tai đối với hoạt động nông nghiệp và thuỷ sản của xã Võ Ninh nhỏ nhất, hai xã Hưng Nhân và Yên Hồ tương đương nhau.